Hồ sơ xét tuyển đại học, cao đẳng cần những gì? Những lưu ý trong quá trình xét tuyển? Các đợt xét tuyển, nguyện vọng xét tuyển? Lưu ý trong quá trình xét tuyển?
Hồ sơ ĐKXT gồm có:
Phiếu ĐKXT có ghi rõ đợt xét tuyển, cho phép thí sinh đăng ký tối đa 4 ngành (hoặc nhóm ngành) của một trường cho mỗi đợt xét tuyển. Các nguyện vọng này được xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4;
Bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi tương ứng với đợt xét tuyển (nguyện vọng 1 hay nguyện vọng bổ sung);
Một phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển.
Phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển và các giấy tờ chứng nhận (nếu có).
Xét tuyển đại học, cao đẳng từ 1/8
Từ 1/8, các trường sẽ công bố ngưỡng điểm và các yêu cầu để thí sinh nộp hồ sơ tham gia xét tuyển. Tuỳ theo từng trường có quy định khác nhau về điểm xét tuyển từng ngành, nhóm ngành, hay điểm xét tuyển chung toàn trường.
Thí sinh căn cứ trên mức điểm xét tuyển và các yêu cầu của trường, khối xét tuyển và mức điểm của bản thân để làm hồ sơ xét tuyển vào trường, cân nhắc các ngành xét tuyển.
Căn cứ vào chỉ tiêu, số lượng hồ sơ xét tuyển vào ngành/trường, mức độ ưu tiên của từng ngành mà thí sinh đăng ký trong phiếu xét tuyển; trường sẽ lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu; đảm bảo quy định về ngưỡng chất lượng đầu vào của Bộ GD.
Trường hợp lượng hồ sơ xét tuyển ít hoặc không đảm bảo chất lượng đầu vào, nhà trường sẽ có kế hoạch và thông báo tuyển nguyện vọng bổ sung.
Sử dụng 4 giấy chứng nhận kết quả thi cho các đợt xét tuyển
Năm 2015, sau khi dự thi kỳ thi THPT quốc gia xong, thí sinh nhận được 4 Giấy chứng nhận kết quả thi, 1 Giấy dùng để xét tuyển nguyện vọng 1 và 3 giấy dùng để xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Mỗi phiếu xét tuyển có thể đăng ký tối đa 4 ngành/nhóm ngành của cùng một trường theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4.
Đối với xét tuyển nguyện vọng 1, thí sinh dùng bản chính xét tuyển nguyện vọng 1 để đăng ký. Thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1 không được đăng ký xét tuyển ở các đợt xét tuyển tiếp theo. Trong thời gian quy định của đợt xét tuyển nguyện vọng 1 thí sinh được thay đổi ngành học đã đăng ký hoặc rút hồ sơ để đăng ký nộp vào trường khác.
Đối với xét tuyển nguyện vọng bổ sung: thí sinh có thể dùng đồng thời cả 3 giấy chứng nhận còn lại để xét tuyển vào 3 trường ĐH,CĐ , mỗi phiếu có thể đăng ký tối đa vào 4 ngành/nhóm ngành của cùng 1 trường. Nếu không trúng tuyển có thể rút lại hồ sơ để đăng ký cho đợt tiếp theo.
Lưu ý: Thí sinh không bắt buộc phải đăng ký cả 4 ngành vào 1 trường. Nếu trúng tuyển, thí sinh sẽ không được tham gia xét tuyển ở đợt xét tuyển sau đó.
Thời gian cho các đợt xét tuyển
Xét tuyển nguyện vọng (NV) 1: từ ngày 1 đến 20-8 (công bố điểm trúng tuyển chậm nhất ngày 25-8)
Xét tuyển NV bổ sung đợt 1: từ ngày 25-8 đến hết ngày 15-9 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 20-9)
Xét tuyển NV bổ sung đợt 2: từ ngày 20-9 đến hết ngày 5-10 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 10-10)
Xét tuyển NV bổ sung đợt 3: từ ngày 10 đến hết ngày 25-10 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 31-10)
Xét tuyển NV bổ sung đợt 4 (các trường CĐ): từ ngày 31-10 đến hết ngày 15-11 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 20-11).
Chú ý: Để được tư vấn tốt nhất liên hệ với thầy Mạnh 0909.991.997
Một số lưu ý khi làm hồ sơ xét tuyển đại học, cao đẳng 2015
Cân nhắc kĩ lưỡng các ngành/nhóm ngành đăng ký xét tuyển. Không nên quá gượng ép đăng ký đủ 4 ngành xét tuyển ở nguyện vọng 1 để tránh việc trúng tuyển vào những ngành không yêu thích, không muốn học; mất cơ hội xét tuyển vào các trường khác.
Theo dõi sát thông tin cập nhật trên website của trường ĐH,CĐ mà mình nộp hồ sơ xét tuyển để xem số lượng hồ sơ nộp vào (3 ngày trường sẽ cập nhật 1 lần), so sánh với chỉ tiêu của ngành/trường để đánh giá khả năng trúng tuyển của bản thân. Có quyết định rút hồ sơ kịp thời (ở nguyện vọng 1) nếu thấy khả năng trúng tuyển thấp.
Điểm xét tuyển và điểm chuẩn khác nhau. Điểm xét tuyển là mức điểm điều kiện của trường cho thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển. Còn việc có trúng tuyển hay không phụ thuộc vào điểm chuẩn. Đặc biệt, điểm chuẩn luôn luôn bằng hoặc cao hơn điểm xét tuyển. Do đó thí sinh cần lưu ý giữa 2 vấn đề này, nếu điểm thi của mình mà bằng với mức điểm xét tuyển, trong khi số lượng hồ sơ nộp vào trường đã gấp đôi chỉ tiêu tuyển sinh thì cần tính toán để có quyết định sớm.
Như các năm trước, cuộc cạnh tranh bắt đầu từ khi nộp hồ sơ dự thi với các thông số như tỉ lệ chọi thì năm 2015 trở đi, cuộc cạnh tranh thực sự là sau khi thi THPT quốc gia xong, do đó thí sinh cần thực sự sáng suốt, cân nhắc để có tấm vé vào đại học tốt nhất. Chúc các em thành công.
Kỳ sau: Nên học cao đẳng hay học đại học?