Làm điều dưỡng viên còn khổ và khó hơn làm dâu… Và hiếm có một nghề nào buộc con người phải vượt qua giới hạn về tình thương và sự chai lì trước những điều tiếng không hay cũng như đối mặt với những hiểm họa rình rập…
Làm dâu trăm họ
Người đàn ông chỉ thẳng vào mặt một nhân viên điều dưỡng phòng cấp cứu BV Chợ Rẫy, gằn giọng: “Cô có biết mần không vậy, tôi đến trước sao không cho vào. Làm gì mà ông kia được ưu tiên vào cấp cứu trước? Vợ tôi có bề gì thì mấy người chịu trách nhiệm…”. Cô điều dưỡng giải thích không được đành chịu trận những lời xỉ vả khi người nhà bệnh nhân quá nóng ruột.
Chuyện bị thân nhân người bệnh trách mắng đã trở thành “cơm bữa” đối với nhân viên điều dưỡng ở các phòng cấp cứu. Chị Vũ Thị Thanh Hương, điều dưỡng trưởng khoa Cấp cứu BV Chợ Rẫy thành thật: “Quen rồi! Người bệnh đông lại đủ mọi thành phần. Thân nhân sốt ruột đâu cần hiểu công việc của điều dưỡng cấp cứu là phán đoán sơ bộ tính chất bệnh để sắp xếp ưu tiên trước sau chứ nào có phải thiên vị ai. Mình giải thích, họ không chịu và la mắng cũng đành chịu. Có ai thông cảm với nghề này đâu”. Vừa nở nụ cười gượng gạo chấp nhận một sự thậthiển nhiên, chị vội quay ra phụ điều dưỡng viên nhận bệnh khi một ca bị tai nạn giao thông nặng vừa được đưa vào.
Chia sẻ về thực trạng khó giải quyết của nghề điều dưỡng, chị VũThị Thanh Hương ngậm ngùi: Vào làm ở đây, công việc quần quật lạivô cớ bị chửi, các em chỉ biết khóc.Nhưng mong ước lớn nhất của điều dưỡng là được nghỉ ngơi thứ bảy – chủ nhật nhưng không được.Cứ ngày lễ là ngày mà điều dưỡngphải tối mặt mũi vì tai nạn nhiều, bệnh tăng. Mặc dù, lãnh đạo BV đãrất ưu ái cho anh em điều dưỡng nhưng không thể bù đắp được. Nhất là thời gian qua đi, tuổi trẻ không còn, nhiều bạn trẻ sợ “ế” vàthực tế không ít trường hợp như thế trong giới điều dưỡng…
Khó giữ chân điều dưỡng
Có quá nhiều điều cay nghiệt với nghề điều dưỡng, nhưng chế độ đãi ngộ và sự công nhận vẫn chưa tương xứng. Đến năm 2007, vị trí của người điều dưỡng trong chăm sóc, điều trị bệnh nhân mới được công nhận. Lần đầu tiên người điều dưỡng được “lên hạng”, đứng chung với đội ngũ y bác sĩ nhận danh hiệu Thầy thuốc ưu tú.
Th.S Thái Thị Kim Nga, Trưởng phòng điều dưỡng BV Chợ Rẫy là một trong những điều dưỡng trở thành Thầy thuốc ưu tú đầu tiên sau hơn 20 năm “ẩn mình” cho biết: Với tấm bằng trung cấp ra trường, nhiều điều dưỡng chỉ có thu nhập trên 2 – 4 triệu đồng/tháng. Mức lương tăng dần theo trình độ và chức vụ công tác nhưng con số đó không thấm vào đâu so với công việc. Thực tế, không ít sinh viên đã bỏ nghề ngay khi ra trường.
Ở các bệnh viện công thường quá tải, đầy áp lực đã đẩy nhiều điều dưỡng chạy sang bệnh viện tư, phòng khám tư nhân để có mức lương cao hơn và công việc nhẹ nhàng. Một điều dưỡng của bệnh viện tư tại quận 7 cho biết: “Trước đây công tác ở BV Hóc Môn nên thu nhập chỉ tròm trèm 2 triệu đồng, được điều dưỡng trưởng dudi cho chạy kiếm thêm ở phòng mạch tư cải thiện thu nhập nhưngvất vả quá. Em xin được về hẳn bệnh viện tư nhân làm với mức lương cao hơn gấp đôi”.
Không chỉ ra đi vì thu nhập, thực tế “chảy máu” điều dưỡng tại các BV công hiện nay còn do áp lực công việc quá lớn. Ở khoa Cấp cứu BV Chợ Rẫy, mỗi năm đều chứng kiến không ít sự ra đi của các điều dưỡng viên. Chấn động nhất là năm 2008, gần 30 điều dưỡng có kinh nghiệm xin nghỉ hoặc chuyểnlên khoa lâm sàng. Mất gần 1/3 tổng số điều dưỡng của khoa, 3 ca 4 kíp trực phải căng người ra choàng gánh cả hàng tháng trời để tuyển và đào tạo người mới. Tuyển vào rồi lại đi đã trở thành điệp khúc lặp lại nhiều lần.
Lý giải vấn đề này, điều dưỡng trưởng Vũ Thị Thanh Hương giải thích: “Bệnh nhân ngày càng đông, tỷ lệ bệnh nặng lại tăng gâyáp lực trong môi trường làm việc người điều dưỡng. Trước đây, bệnh nặng ở phòng hồi sức chỉ 45 bệnh/kíp trực nhưng bây giờ đã lên 60 ca bệnh nặng/kíp, rất áp lựcnên nhiều em không chịu nổi đã xin chuyển”.
Tuy được ưu ái với chế độ làm việc chỉ 7 tiếng/ngày, phụ cấp độc hại nhiều hơn… nhưng BV Phạm Ngọc Thạch đang đối mặt bài toánhóc búa khác: không người muốn về.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ bác sĩ so với nhân viên điều dưỡng, hộ sinh tại các bệnh viện mới đạt 1/1,65, như vậy còn thiếu từ 40 – 60 ngàn điều dưỡng viên. Thế nhưng, tỷ lệ điều dưỡng viên có trình độ cao đẳng, đại học mới đạt 6%. Hầu hết, hơn 50 trường ĐH – CĐ – TCCN có đào tạo ngành điều dưỡng đều tuyển một lượng lớn chỉ tiêu cho ngành này nhưng khi ra trường số làm đúng ngành khá ít.
Một điều dưỡng hơn 10 năm kinh nghiệm tại BV Nhi đồng 2 nhấn mạnh, điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ dành cho điều dưỡng cần được xem trọng hơn nữa mới mong giữ chân được người giỏi ở lại với nghề nhiều vất vả, lắm đắng cay này.
Các bạn yêu thích Điều Dưỡng vui lòng liên hệ ban Tuyển sinh & xét tuyển.
Cao Đẳng Y Dược – Trường CĐ CN và TM Hà Nội
Phòng E103, Trường CĐ Nghề CN Hà Nội, 131 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04.399.555.33 – 0969.864.555 (cô Hường)
Cao đẳng điểu dưỡng, Trung cấp điều dưỡng