Yêu cầu ĐH Huế giải trình vụ “15 thí sinh rớt do hạnh kiểm”

Bộ GD&ĐT vừa yêu cầu ĐH Huế báo cáo giải trình gửi bộ trong ngày 15/9 về vụ “Đại học Sư phạm – Đại học Huế: 15 thí sinh trúng tuyển rồi lại rớt do hạnh kiểm trung bình”.

Cụ thể, trong sáng nay (14/9) trao đổi với báo chí, đại diện Vụ Giáo dục Đại học – Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, đã yêu cầu Đại học Huế giải trình về các trường thí sinh trúng tuyển rồi lại rớt do không đạt yêu cầu về hạnh kiểm.

Được biết, Vụ Giáo dục Đại học – Bộ GD&ĐT sẽ thanh kiểm tra các trường hợp liên quan và đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.

Việc hơn chục thí sinh đăng ký xét tuyển vào Đại học Sư phạm – Đại học Huế đang đứng trước nguy cơ trượt đại học do không đạt yêu cầu về hạnh kiểm. Dù trước đó, tất cả các thí sinh này đều nhận được giấy báo nhập học của đại học Huế.

Yêu cầu ĐH Huế giải trình vụ '15 thí sinh rớt do hạnh kiểm' - ảnh 1
Yêu cầu ĐH Huế giải trình vụ '15 thí sinh rớt do hạnh kiểm' - ảnh 2
Yêu cầu ĐH Huế giải trình vụ '15 thí sinh rớt do hạnh kiểm' - ảnh 3Nhiều thí sinh làm thủ tục nhập học vào ĐH Sư phạm – ĐH Huế nhưng lại nhận thông báo rớt do không đạt yêu cầu về hạnh kiểm.

Nguồn tin  cho biết, ngoài hơn 30 trường hợp thí sinh có giấy báo nhập học rồi lại bị thông báo rớt do cộng nhầm điểm ưu tiên thì vẫn còn hơn chục thí sinh đăng ký xét tuyển vào ĐH Sư phạm – ĐH Huế đang đứng trước nguy cơ trượt đại học do có hạnh kiểm THPT xếp loại trung bình.

Trao đổi với phóng viên, TS. Lê Anh Phương – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế xác nhận: “Có khoảng 14 – 15 trường hợp thí sinh có đủ điểm để đậu vào trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế và đã nhận được giấy báo nhập học. Tuy nhiên, khi đến làm thủ tục đối chiếu hồ sơ thì các thí sinh này không đạt yêu cầu về hạnh kiểm. Theo quy định, các thí sinh này chắc chắn không thể trúng tuyển vào ĐH Sư Phạm – ĐH Huế”.

Theo lãnh đạo trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế, sở dĩ có tình trạng này vì năm nay cơ chế tuyển sinh vào khối ngành sư phạm có nhiều nét mới. Theo đó, năm nay cùng với các trường sư phạm trọng điểm trên cả nước, những thí sinh đăng ký xét tuyển vào khối ngành sư phạm của ĐH Sư phạm – ĐH Huế ngoài đáp ứng về điểm thi, thí sinh phải đáp ứng thêm điều kiện, phải có hạnh kiểm 3 năm THPT đạt loại khá trở lên. Điểm mới này đã được Bộ GD& ĐT phê duyệt và được trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế công bố trên trang tin điện tử.

Chính vì nét mới này sẽ nảy sinh ra tình trạng có nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành sư phạm có kết quả thi đáp ứng với điểm chuẩn của ngành đào tạo nhưng vẫn bị loại do không đáp ứng yêu cầu về hạnh kiểm.

Tin liên quan:

Rà soát, tìm cách giải quyết phù hợp cho 34 thí sinh bị tính sai điểm ưu tiên

Ngày 14-9, Quyền vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (ĐH), Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết, sau khi nhận được thông tin về thí sinh từ trúng tuyển ĐH thành trượt vì sai điểm ưu tiên, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục rà soát lại.

Trước đó, có 34 thí sinh thi vào ĐH Huế đã điền sai thông tin khu vực ưu tiên. Khi nhận hồ sơ, nhà trường không kiểm tra ngay và đã phát giấy báo trúng tuyển, kết quả là khi nhập học thì các thí sinh mới được thông báo không đủ điểm trúng tuyển.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết, dù chưa nhận được báo cáo giải quyết của trường, song, quan điểm của Bộ GD-ĐT là giải quyết cụ thể sai sót đối với từng trường hợp, trên cơ sở bảo đảm quyền lợi cho thí sinh, không trái quy chế tuyển sinh. Nếu địa phương hướng dẫn sai, dẫn đến thông tin đăng ký dự thi của thí sinh sai, Bộ GD-ĐT sẽ xem xét để đưa ra cơ chế giải quyết phù hợp.

  • Cũng tại ĐH Huế, 15 thí sinh đủ điểm đỗ vào Trường ĐH Sư phạm Huế đã bị hủy kết quả trúng tuyển vì không đạt hạnh kiểm khá trở lên theo quy định của trường. Về những trường hợp này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho rằng: Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế đã thực hiện đúng các quy định chung và thực hiện quyền tự chủ trong việc quy định điều kiện tuyển sinh riêng.

Về trách nhiệm rà soát hồ sơ để thông báo kịp thời cho thí sinh chọn trường khác, bà Phụng cho rằng: Kỳ tuyển sinh đang thực hiện cơ chế “tiền đăng, hậu kiểm”, tức là thí sinh tự đăng ký dự thi rồi nhà trường mới yêu cầu nộp hồ sơ và kiểm tra lại sự chính xác của các điều kiện, đối tượng tuyển sinh theo đăng ký. Cơ chế này tạo tiền đề để tiến tới việc đăng ký trực tuyến ở những năm sau, khi điều kiện cho phép. Do đó, thí sinh chỉ gửi Phiếu đăng ký xét tuyển chứ không phải nộp hồ sơ trước. Vì vậy, không thể có việc nhà trường rà soát hồ sơ của tất cả các thí sinh đăng ký xét tuyển.

Bên cạnh đó, quy chế tuyển sinh 2015 đã nêu rõ: Thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong hồ sơ đăng ký xét tuyển và hồ sơ đăng ký dự thi. Các trường có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không bảo đảm các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin trong hồ sơ đăng ký xét tuyển và hồ sơ đăng ký dự thi với hồ sơ gốc.

Tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh, Bộ GD-ĐT khuyến khích ĐH Huế xem xét, nếu thí sinh vẫn đủ điều kiện trúng tuyển một ngành khác và các em có nguyện vọng thì có thể xem xét quyết định cho các em nhập học theo thẩm quyền.

“Khi xét tuyển cần phải đặt quyền lợi thí sinh lên trước tiên”

Liên quan đến sự việc tại Đại học Sư phạm – Đại học Huế, đại diện Bộ GD&ĐT khẳng định, khi xét tuyển, trường cần phải đặt quyền lợi của các thí sinh lên trước tiên.
Trong khi sự việc 34 thí sinh trúng tuyển Đại học Huế, nhưng đến ngày nhập học lại được thông báo trượt do sai sót trong việc cộng điểm ưu tiên, còn chưa được giải quyết, ngày 13/9, đã có thêm 15 thí sinh khác bị thông báo trượt do không đủ điều kiện hạnh kiểm. Trước đó, 15 thí sinh này cũng đã nhận được giấy báo trúng tuyển và chỉ đến ngày nhập học mới biết rằng mình trượt.

Theo quy định của một số trường sư phạm trọng điểm trong cả nước, ngoài việc đủ điểm xét tuyển, thí sinh phải có hạnh kiểm của 3 năm THPT từ loại khá trở lên. Tuy nhiên, trình tự xét tuyển không hợp lý và thông tin không đầy đủ của Đại học Huế đã khiến các thí sinh từ đỗ thành trượt và làm mất cơ hội xét tuyển của các thí sinh vào các trường khác.

Cho đến nay, Đại học Huế vẫn không cho rằng, đây là sai sót từ phía nhà trường. Đại diện Bộ GD&ĐT khẳng định, cần phải đặt quyền lợi của các thí sinh lên trước tiên.

Như vậy, năm nay, quy trình tổ chức xét tuyển của Đai học Huế thiếu sự chặt chẽ và chưa được rà soát cẩn thận. Với quy trình xét tuyển mới, nếu ở mỗi khâu, cán bộ tuyển sinh không làm việc chi tiết thì những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều thí sinh.

Thí sinh đang đỗ đại học bỗng trượt: Bộ GD-ĐT chính thức có câu trả lời

Rất nhiều thí sinh khi đến Trường Đại học Sư phạm Huế làm thủ tục nhập học thì được thông báo không đỗ vì không đủ điều kiện về hạnh kiểm.
Liên quan đến việc có thêm 15 thí sinh của Đại học Huế bị thông báo trượt do không đủ điều kiện hạnh kiểm trong khi đã nhận được giấy báo trúng tuyển, đại diện Bộ GD-ĐT đã chính thức có câu trả lời.

Theo Vụ giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), quyết định đánh trượt thí sinh của trường Đại học Huế là chính xác. Lý giải về việc thí sinh trượt mà vẫn nhận được giấy báo nhập học, đại diện Vụ cho biết, do hiện nay, trong quy trình tuyển sinh có cơ chế “Tiền đăng hậu kiểm”, tức thí sinh sẽ đăng ký dự tuyển vào trường qua giấy báo dự thi. Dựa trên giấy báo đó, nếu thí sinh đủ điểm đỗ trường sẽ gửi giấy báo nhập học. Và cuối cùng trường sẽ rà soát hồ sơ lần cuối cùng để quyết định xem thí sinh có đáp ứng các tiêu chí của trường hay không.

Cơ chế là như vậy, nhưng theo thí sinh, hầu hết các em và gia đình đều không biết cơ chế này.

Sau những phóng sự phán ảnh về sự việc trên, chiều nay (15/9), Hội đồng xét tuyển Đại học Huế sẽ họp nội bộ để bàn hướng giải quyết cho các trường hợp này và sẽ có phản hồi trong chiều nay.

Pin It

Để lại bình luận

Your email address will not be published.

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*