Xu hướng ngành dược trên toàn cầu

Thị trường dược phẩm nhiều hứa hẹn

Ngành dược thế giới bắt đầu phát triển từ những năm 20 của thế kỷ trước. Thụy Sĩ, Đức và Ý là những nước đầu tiên phát triển công nghiệp dược, tiếp sau đó là Anh, Mỹ, Bỉ, Hà Lan,…Qua nhiều thập kỷ phát triển, môi trường sản xuất và kinh doanh dược phẩm có nhiều thay đổi, hoạt động mua bán sáp nhập trên quy mô toàn cầu làm một số tập đoàn dược phẩm khổng lồ thống trị thị trường dược thế giới và kiểm soát nền công nghiệp dược toàn cầu.

Dân số toàn tầu tăng nhanh, nhất là lứa tuổi trên 60 (BĐ1), cùng môi trường sống bị ô nhiễm là nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng nhu cầu về thuốc men chăm sóc sức khỏe con người, tác động tới tổng giá trị tiêu thụ thuốc trên toàn thế giới. Theo dự báo, tổng giá trị tiêu thụ thuốc thế giới từ 731 tỷ USD năm 2007 sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ USD vào năm 2017 (BĐ2).

 Năm 2011, Mỹ dẫn đầu, chiếm 34% tổng giá trị tiêu thụ thuốc trên thế giới, kế đến là Nhật 12%. Tổng giá trị tiêu thụ thuốc tăng trưởng chủ yếu ở các nước có nền công nghiệp dược đang phát triển, dự báo đến 2016 tăng đến 30%, tuy vậy chưa có thay đổi vị trí thứ hạng của các nước (BĐ3).

Giai đoạn 2012-2017, tăng trưởng hàng năm của thị trường dược phẩm ở các nước có công nghiệp dược phát triển sẽ chậm lại, bình quân khoảng 1% – 4%, đáng lưu ý là Pháp và Tây Ban Nha dự kiến sẽ tăng trưởng âm. Nhóm các quốc gia có công nghiệp dược đang phát triển sẽ có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ do chi tiêu cho dược phẩm của người dân các nước này hiện còn khá thấp. Trong đó, Trung Quốc dẫn đầu với mức tăng trưởng 15% – 18% (Bảng 1), điều này sẽ làm cho Trung Quốc có tổng giá trị tiêu thụ thuốc đứng thứ nhì thế giới, chỉ sau Mỹ trong vài ba năm tới; Ấn Độ sẽ có mức tăng trưởng từ 11% -14%.

Tương lai thị trường dược phẩm khu vực Đông Nam Á đầy hứa hẹn, Singapore sẽ có mức tăng trưởng hàng năm là 9,3%, sẽ là trung tâm thương mại dược phẩm quan trọng thế giới, kết nối khu vực này với phía Tây.


BĐ1: Phát triển dân số trên 60 tuổi trên thế giới
1214_TGDL_duocthegioi_Loan BT-BD01

Nguồn: Deloitte, Global Life Sciences and Health Care Industry Group analysis of IMS Health.


BĐ2: Tổng giá trị tiêu thụ thuốc trên thế giới
1214_TGDL_duocthegioi_Loan BT-BD02

Nguồn: IMS Health Market Prognosis, 2012.



1214_TGDL_duocthegioi_Loan BT-B01

BĐ3: Tỷ trọng giá trị tiêu thụ thuốc theo quốc gia
1214_TGDL_duocthegioi_Loan BT-BD03

Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS).
Bảng 1: Dự báo mức tăng trưởng hàng năm của thị trường dược phẩm ở một số nước (2012-2017)

1214_TGDL_duocthegioi_Loan BT-B02

Nguồn: FPTS, IMS Health.
Chi tiêu và xu hướng sử dụng thuốc
Nhóm các quốc gia phát triển có nền kinh tế tiên tiến và hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt có mức chi cho tiêu thụ thuốc bình quân đầu người cao. Dự báo 2016, người Mỹ, Nhật và Canada có mức chi nhiều nhất thế giới, theo thứ tự là 892, 644 và 420 USD/người/năm, trong khi mức chi bình quân đầu người trên toàn thế giới là 186 USD/người/năm. Chỉ ba nước dẫn đầu này đã chiếm 55% tổng giá trị tiêu thụ thuốc toàn cầu. Trong nhóm các nước có công nghiệp dược đang phát triển, Trung Quốc có mức chi tiêu 121 USD/người/năm và Ấn Độ 33 USD/người/năm, là quốc gia có mức chi cho tiêu thụ thuốc thấp nhất thế giới (BĐ4).

Là hai quốc gia đông dân nhất thế giới, Trung Quốc và Ấn độ với dân số gần 3,7 tỉ người (chiếm hơn 50% dân số thế giới) cùng các quốc gia đang phát triển có mức chi cho tiêu thụ thuốc ước tính tăng mạnh, sẽ là thị trường tiềm năng trong thời gian sắp tới.

BĐ4: Dự báo chi cho tiêu thụ thuốc bình quân đầu người ở một số nước, năm 2016
1214_TGDL_duocthegioi_Loan BT-BD04

Nguồn: IMS Market Prognosis, 2012; Economist Intelligence Unit, 2012.
Xu thế phát triển ngành dược là tất yếu trong bối cảnh dân số toàn cầu hiện nay, 50% tổng chi tiêu cho thuốc toàn cầu dành điều trị 5 nhóm bệnh chính là ung thư, tiểu đường, hen suyễn hô hấp, hệ miễn dịch và kiểm soát mỡ máu (BĐ5). Thuốc điều trị các bệnh này cũng sẽ thu hút quan tâm của các nhà sản xuất từ nay đến năm 2017.

BĐ5: Chi tiêu sử dụng thuốc theo loại bệnh, năm 2017
1214_TGDL_duocthegioi_Loan BT-BD05a

1214_TGDL_duocthegioi_Loan BT-BD05b

Nguồn: IMS Institute for Healthcare Informatic, The Glabal Use of Medicines: Outlook through 2017.
Tùy theo khu vực mà các loại thuốc được quan tâm sử dụng sẽ khác nhau. Dự báo năm 2017, biệt dược các loại sẽ được tiêu thụ ở các thị trường phát triển với tỷ trọng cao: 67% và thuốc generics, loại thuốc với giá rẻ chỉ chiếm 21%, trong khi ở các thị trường đang phát triển chỉ tỷ trọng biệt dược ở mức 26% và thuốc generic là 63%. Nhìn chung trên toàn cầu, nhóm biệt dược sẽ chiếm ưu thế với 52% và nhóm thuốc generic chiếm 36% trong cơ cấu tiêu thụ thuốc (BĐ6).

Các nguyên liệu sản xuất thuốc cổ truyền có nguồn gốc thiên nhiên và chiết xuất từ thực vật đang nổi lên như trào lưu mới, nhằm tạo ra các loại thuốc mới ít tác dụng phụ và thân thiện với con người hơn. Các loại thuốc cổ truyền này sẽ phát triển tại các thị trường lớn như Trung Quốc, Brazil, Nga và Ấn Độ, được sản xuất chủ yếu từ các doanh nghiệp địa phương.

Biệt dược hay thuốc mang tên thương mại (specialties, brand): là các loại thuốc đặc biệt, những loại thuốc mới được sáng chế và độc quyền sản xuất. Tên của biệt dược là do các nhà khoa học hay nhà sản xuất đặt cho và có thể không phụ thuộc gì vào tên hóa học của hoạt chất chính có trong thuốc đó.

Thuốc generic: thuốc được sản xuất theo thuốc đã hết hạn bảo hộ độc quyền sáng chế. Các loại thuốc này có chi phí và giá thành sản xuất thấp hơn nhiều lần biệt dược (specialties, brand) do không tốn chi phí nghiên cứu ban đầu.

BĐ6: Thị trường theo phân loại thuốc generic và biệt dược

1214_TGDL_duocthegioi_Loan BT-BD06

Nguồn: IMS Institute for Healthcare Informatics; The Global Use of Medicines: Outlook through 2017.


BĐ7: Phát triển giá trị tiêu thụ biệt dược trên thế giới

1214_TGDL_duocthegioi_Loan BT-BD07

Nguồn: IMS Institute for Healthcare Informatics; The Global Use of Medicines: Outlook through 2017.

 Các “đại gia” ngành dược 

Các tập đoàn dược phẩm ở những nước có nền công nghiệp dược phát triển đã mở rộng quy mô vượt tầm quốc gia, có mặt trên toàn cầu. Nhóm 20 tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới tập trung ở khu vực Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Thụy sĩ,…) có tổng doanh thu năm 2012 là 471 tỷ USD, chiếm 66% tổng doanh thu thuốc toàn cầu. Dự báo đến 2018 nhóm này đạt 529 tỷ USD, chiếm 59% tổng doanh thu thuốc toàn cầu. Tỷ lệ này giảm sút là do sự trỗi dậy của các quốc gia có công nghiệp dược đang phát triển, dẫn đầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil. Trung Quốc và Ấn Độ sẽ trở thành hai quốc gia sản xuất nguyên liệu và thuốc thành phẩm lớn nhất thế giới.

BĐ8: 20 công ty dược hàng đầu thế giới theo doanh thu

1214_TGDL_duocthegioi_Loan BT-BD08

Nguồn: FPTS

Pin It

Để lại bình luận

Your email address will not be published.

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*