Nhiều trường ĐH ngoài công lập có nguy cơ giải tán

Cho đến thời điểm này, rất nhiều trường công lập đã tổ chức khai giảng đón năm học mới, trong khi các trường ngoài công lập thì chưa dám xác định ngày khai trường với lượng hồ sơ nộp vào quá ít.

Nhiều trường ĐH, CĐ ngoài công lập chưa biết thí sinh đi đâu…

Đến lúc này, nhiều trường CĐ, ĐH công lập tốp đầu đã tiến hành khai giải năm học mới, trong khi đó các trường CĐ, ĐH ngoài công lập đang chật vật tuyển học sinh, nhưng vẫn chưa đủ chỉ tiêu, thậm chí có trường mới tuyển được 10% so với chỉ tiêu. Chính vì vậy, nhiều trường đứng trước nguy cơ phải giải tán

GS.TS Vũ Văn Hóa – Phó hiệu trưởng trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, để hiểu rõ hơn về vấn đề này. GS.TS Vũ Văn Hóa cho biết: “Chỉ còn 2 ngày nữa là kết thúc đợt tuyển sinh bổ sung nguyện vọng đợt 3, nhưng cho tới thời điểm này (18/9), số lượng sinh viên nộp hồ sơ vào trường ĐH Kinh doanh và Kinh chưa có nhiều”.

“Năm nay, trường chúng tôi Bộ GD&ĐT giao 5.000 chỉ tiêu tuyển sinh 2015 cho sinh viên ĐH hệ chính quy, 500 sinh viên hệ CĐ. Nhưng kết thúc 2 đợt tuyển sinh, trường chỉ tuyển được 1.800 sinh viên và trường thiếu hơn 3.000 sinh viên nữa. Đến đợt 3, thí sinh đến trường nộp hồ sơ cũng không được bao nhiêu, dù còn 2 ngày nữa là kết thúc.  Nhưng từ đầu đợt (đợt 3 – PV) đến giờ chỉ có 90 em đến nộp hồ sơ, đó chưa kể trong quá trình các em vào học rồi lại xin rút vì lí do riêng và có đến hơn chục em xin rút vì đi nghĩa vụ quân sự”.

Thí sinh và phå huynh làm thç tåc nh­p hÍc vào Tr°Ýng H Công nghÇ TP.HCM. ¢nh - Nh° Hùng

“Như vậy, năm nay, trường chúng tôi thiếu quá lớn, trong khi đó, cơ sở vật chất của trường tôi khá là phong phú, rộng rãi, 2 nơi, có thể chứa được hơn 5.000 sinh viên một lúc, quan trọng hơn nữa, chúng tôi có đội ngũ giảng dạy hơn 1.114 cán bộ.

Nhưng, trước tình trạng “khan hiếm” thí sinh nộp đơn vào trường, chúng tôi chưa có phương án đặt ra để thu hút thí sinh và chưa biết thế nào trước câu hỏi đặt ra “ngoài số lượng sinh viên đi vào các trường, số lượng còn lại đã đi đâu?. Không có học sinh, rất có thể chúng tôi phải giải tán”, GS.TS Vũ Văn Hóa nói.

Trước tình trạng như vậy, không biết Bộ GD&ĐT có phương án gì?.

GS.TS Vũ Văn Hóa nêu ý kiến, các trường nên tham gia ý kiến với Bộ về việc tuyển sinh nói riêng và đào tạo đại học nói chung để có một cái gì đó thanh thoát, cập nhật nhanh nhất. Nộp đơn thì có nộp đơn nhưng số thí sinh đến lại rất ít, như trong đợt 2, có 2.085 thí sinh nộp đơn nhưng chỉ đến được 40%.

“Tôi nghĩ về nguyện vọng của thí sinh, Bộ đã cho quá nhiều nguyện vọng, đợt có 4 giấy nộp mà chỉ được chọn 1 trường học thì sao mà các trường khác được, nên số ảo hơi nhiều, cho tất cả các trường ngồi dài cổ ra mà chờ. Năm nay có sự đổi mới, nhưng nói chung lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển vào các trường đặc biệt là các trường ngoài công lập”, GS.TS Vũ Văn Hóa phân tích.

… có lẽ thí sinh đang đứng ở ngã ba đường?

Trong khi đó, TS  Nguyễn Tiến Luận – Chủ tịch Hội đồng quản trị trường ĐH Nguyễn Trãi, TP Hà Nội phân tích: “Mỗi một năm với 100 triệu dân thì chúng ta có 1 triệu thí sinh tốt nghiệp THPT, vậy lượng thí sinh đó về đâu? Về các trường, trong khi đó sức hút của các trường công lập chiếm đến 70-80% thì số kia không đủ cho các trường ngoài công lập”.

“Năm nay, việc đổi mới thi là điều rất đúng, tuy nhiên trên quá trình thực hiện lại không tốt bằng mọi năm. Nếu để các trường công lập được cạnh tranh công bằng thì nhà nước sẽ không phải đầu tư về cơ sở vật chất, lương giáo viên… sẽ giảm được lượng ngân sách rất lớn.

Khi học sinh mà nguyện vọng một không được, nguyện vọng hai đang lưỡng lự chọn ngành nào, học trường nào? Họ vẫn đang đứng ở ngã ba đường, tỷ lệ đó đang chiếm khoảng 40% đang cố đợi có vào được trường công hay không, rồi mới quyết định vào trường tư thục hay không? Trong số những bộ hồ sơ gửi vào ĐH Nguyễn Trãi không tránh khỏi những bộ hồ sơ ảo và hy vọng tuyển đủ thí sinh đang ngày càng ít khi thời gian tuyển sinh đang ngắn lại”, TS Luận nói.

“Lượng thí sinh dự thi năm nay của cả nước là hơn 1 triệu thí sinh, trong khi đó, trải đều cho gần 500 trường ĐH-CĐ, chưa tính đến các trường nghề. Lượng thí sinh liệu có đủ cho các trường khi mà nhiều trường công lập lại đang tăng chỉ tiêu tuyển sinh, có trường có chỉ tiêu tuyển lên đến 9.000 thí sinh?” TS Nguyễn Tiến Luận nó.

 

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cố gắng đưa ra các phương án mới để các thí sinh có thể chia đều cho các trường. Tuy nhiên, dường như không có tác động tích cực đến các trường ĐH, CĐ ngoài công lập.

Pin It

Để lại bình luận

Your email address will not be published.

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*