Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Thị Kim Phụng giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của thí sinh xung quanh việc các em có thể thay đổi nguyện vọng ĐKXT ngay tại sở GD-ĐT, trường THPT mà không cần trực tiếp đến trường ĐH.
Hướng dẫn thí sinh không phải đến ĐH rút hồ sơ xét tuyển
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết: Về nguyên tắc, các trường THPT, sở GD-ĐT khi nhận được đề nghị thay đổi nguyện vọng của thí sinh sẽ cập nhật ngay thông tin này lên phần mềm quản lý tuyển sinh để dữ liệu được chuyển đến trường đã đăng ĐKXT.
Sau khi trường THPT, sở GD-ĐT cập nhật thông tin lên phần mềm quản lý tuyển sinh thì trường đang lưu ĐKXT của thí sinh (trường A) sẽ nhận được danh sách này và thực hiện việc loại thông tin của thí sinh khỏi danh sách ĐKXT của trường mình như trường hợp thí sinh đến trường rút hồ sơ.
Khi trường PTTH, sở GD-ĐT cập nhật thông tin lên phần mềm quản lý tuyển sinh thì đồng thời, trường mà thí sinh ĐKXT tiếp theo (B) cũng nhận được thông tin ĐKXT của thí sinh. Sau khi trường A loại tên thí sinh khỏi danh sách ĐKXT thì trường B nhập thông tin ĐKXT của thí sinh như trường hợp thí sinh đến trường B nộp hồ sơ.
Thí sinh nộp hồ sơ vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội |
Như vậy, nếu thí sinh đến các địa điểm trên không quá đông thì quy trình trên sẽ được thực hiện ngay sau khi thí sinh đề nghị thay đổi nguyện vọng ĐKXT. Nếu các điểm trên có đông thí sinh đến giao dịch trực tiếp thì các trường, sở không thể thực hiện ngay tất cả các yêu cầu của nhiều thí sinh cùng một lúc.
Bộ GD-ĐT cũng đã chỉ đạo: Các trường ĐH, CĐ thường xuyên cập nhật thông tin điều chỉnh nguyên vọng ĐKXT do sở GD-ĐT chuyển lên hệ thống phần mềm quản lý tuyển sinh. Theo đó, các trường phải phân công người trực trên mạng để thường xuyên.
Thanh tra tuyển sinh Đại học- Cao đẳng năm 2015
Việc thanh tra tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2015 nhằm giúp Bộ và các hiệu trưởng nắm thông tin chính xác về việc tổ chức tuyển sinh
Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường đại học, cao đẳng thực hiện thanh tra tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015 nhằm giúp Bộ và các hiệu trưởng nắm thông tin chính xác về việc tổ chức tuyển sinh, chủ động phòng ngừa tiêu cực, phát hiện, xử lý sai phạm. Đồng thời phát hiện những bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật về tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục.
Các trường phải thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh tiêu cực trong quá trình tuyển sinh đại học, cao đẳng. Nội dung thanh tra tập trung vào công tác chuẩn bị thi, cơ sở vật chất phục vụ công tác ra đề, bảo mật đề thi, in sao đề, tiếp nhận hồ sơ thí sinh; công tác coi thi,; công tác chấm thi… Việc thanh tra cũng lưu ý tới việc sử dụng phần mềm tuyển sinh để xác định danh sách thí sinh trúng tuyển…
Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường trung học phổ thông mở các phòng máy tính, bố trí cán bộ kỹ thuật để trợ giúp thí sinh tra cứu và cập nhật thông tin.