Trong ngành dược, bạn sẽ làm gì?

Không ít người nghĩ rằng làm nghề dược nghĩa là trở thành dược sĩ tại các quầy thuốc… Thực ra, phạm vi hoạt động của nghề dược rộng lớn hơn nhiều. Tùy thuộc vào trình độ, sở thích, năng lực… bạn có thể tham gia các lĩnh vực dược khác nhau.

Ở nước ta, cùng sự phát triển kinh tế và hội nhập với thế giới, lĩnh vực hoạt động của ngành dược đang ngày càng được mở rộng, tham gia thường xuyên và tích cực hơn vào công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

Công nhân dược

Công nhân dược làm việc trong các xí nghiệp, nhà máy dược phẩm; lao động kỹ thuật hoặc giản đơn trong dây chuyền sản xuất, cung ứng vật tư thiết bị…

Dược tá (còn gọi là dược sơ cấp)

Là dược tá, bạn có thể làm việc trong các xí nghiệp như công nhân, bán thuốc ở quầy thuốc, giúp việc cho dược sĩ, cấp thuốc ở khoa dược trong bệnh viện…

Dược sĩ trung họcTrung cấp Dược sĩ gọi tắt là trung cấp dược

Trung cấp Dược hay còn gọi là Dược sĩ trung học được phép tham gia làm việc ở tất cả các lĩnh vực khác nhau của ngành dược với vai trò trợ lý của dược sĩ đại học.

Hiện nay, nước ta vẫn còn tồn tại tình trạng thiếu nhân lực trong ngành dược nên ở một số địa phương vùng núi, vùng sâu, vùng xa, dược sĩ trung học được ủy nhiệm vai trò của dược sĩ đại học. Những dược sĩ trung học này thường được giao giữ vị trí chủ nhiệm quầy thuốc huyện, phụ trách khoa dược của trung tâm y tế huyện…

trung cấp dược

Khởi đầu từ một Trung cấp dược – dược sĩ trung học, bạn hoàn toàn có thể tự học hỏi, rèn luyện kiến thức. Và chẳng có gì ngăn cản bạn nỗ lực vượt qua kì thi tuyển để vào học hệ đại học không chính quy, trở thành dược sĩ đại học.

Dược sĩ đại học

Với tấm bằng dược sĩ đại học, bạn có thể tham gia vào toàn bộ thế giới rộng lớn của ngành dược. Khả năng lựa chọn công việc của bạn rất phong phú. Dưới đây là một số lĩnh vực chủ yếu:

Quản lý Nhà nước về Dược

Làm việc trong lĩnh vục quản lý Nhà nước về dược, nghĩa là bạn đang chịu trách nhiệm quản lý sự vận hành của cả hệ thống ngành dược của đất nước. Ngoài kiến thức chuyên môn trong ngành dược, bạn còn cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng khác, tuỳ vào từng vị trí cụ thể

* Nghiên cứu dược phẩm

Bạn còn nhớ câu chuyện về cuộc chiến chống lại bệnh bạch hầu chứ? Nếu bạn say mê hoá học và sinh học, luôn muốn làm nên những điều kỳ diệu và có ích để chăm sóc tốt hơn sức khoẻ cộng đồng, nghiên cứu dược phẩm sẽ là lĩnh vực rất tốt để bạn cống hiến sức lực và trí tuệ.

Chỉ cần điểm qua một vài lĩnh vực nghiên cứu thôi cũng đủ thấy bạn có rất nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp:

– Tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc: cây cỏ, hóa chất…

– Bào chế: từ nguyên liệu làm thành chế phẩm thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng.

– Nghiên cứu tác dụng của thuốc mới: tác dụng dược lý, sinh hóa, độc tính…

– Động dược học (nghiên cứu sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc trong cơ thể…).

– Sinh dược học (nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố trong con người đến tác dụng của thuốc)…

Và còn rất nhiều lĩnh vực hấp dẫn khác.

* Sản xuất thuốc (Đông dược, Tân dược)

Muốn đến được với mọi người, thuốc trước hết cần phải được sản xuất ra. Ngày nay, việc nghiên cứu và sản xuất thuốc tại Việt Nam, làm ra những viên thuốc mang nhãn hiệu “made in Việt Nam”, hợp với túi tiền người dân nước ta đang ngày càng được quan tâm đầu tư. Sao bạn lại không nằm trong mắt xích quan trọng này nhỉ?

* Phân phối lưu thông thuốc

Phân phối, lưu thông thuốc cũng là “khâu” thiết yếu để đưa thuốc đến với tất cả mọi người trong xã hội, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

Quy trình phân phối thuốc hiện nay được thực hiện từ Trung ương đến địa phương và tới từng người bệnh. Nếu bạn có một chút “máu kinh doanh”, có lẽ lĩnh vực này sẽ hấp dẫn bạn. Nhưng hãy nhớ rằng, trong nghề thuốc, là một dược sĩ chân chính, y đức luôn phải được đặt lên hàng đầu.

Ngoài ra, là một dược sĩ đại học, bạn có thể quan tâm đến những công việc cũng đầy tiềm năng khác như:

trung cấp dược

* Kiểm nghiệm chất lượng thuốc.* Quản lý, cung cấp thuốc cho khoa lâm sàng ở bệnh viện.

* Tham gia cùng bác sĩ kê đơn thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh (còn gọi là dược lâm sàng).

* Pha chế thuốc theo đơn của bác sĩ.

* Quảng cáo, tiếp thị thuốc.

* Giảng dạy trong các trường đại học, trung cấp dược, trung cấp y sĩ.

* Làm việc ở một số tổ chức trong nước và quốc tế về dược phẩm và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

5 lý do để bạn chọn ngành dược

Trong ngành dược, bạn sẽ làm gì?

Trung cấp Dược tuyển sinh năm 2014

>>> Trung cấp dược tuyển sinh 2015
>>> Cao đẳng dược tuyển sinh 2015
>>> Liên thông đại học dược 2015
Pin It

Để lại bình luận

Your email address will not be published.

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*