Vì sao con rắn là biểu tượng ngành Y – Dược?

Biểu tượng con rắn quấn quanh cây gậy và con rắn quấn quanh cái ly rất quen thuộc với nhiều người, nhưng nguồn gốc của các biểu tượng này là điều không phải ai cũng biết.

Đối với Tây y, rắn chiếm vị trí khiêm nhường trong số khổng lồ các phương thuốc trị liệu nhưng lại có vinh dự trở thành biểu tượng có tính chất truyền thống của cả ngành Y và ngành Dược. Biểu tượng ngành Y là hình con rắn quấn quanh cây gậy. Còn biểu tượng ngành Dược là con rắn có đuôi quấn quanh chân một cái ly đựng thuốc và thân của nó vòng qua miệng ly để đầu chúi xuống, thả lưỡi nếm thuốc. Biểu tượng ngành dược thường gọi nhiều tên như: “Cái ly con rắn”, “Cái cốc con rắn” hoặc “Chén thuốc Hygeia”.
Nguồn gốc của hai biểu tượng trên xuất phát từ một bức tượng cổ Hy Lạp được thực hiện cách đây hàng nghìn năm và còn giữ đến nay, tạc hình Asklepios và con gái của ông tên là Hygeia.
Asklepios (tên La tinh là Aesculapius) sống vào thế kỷ thứ 17 trước công nguyên (tức là sống trước ta hơn 3.700 năm). Ông là thầy thuốc có tài trị bệnh tuyệt vời và được tôn làm thần. Trong thần thoại Hy Lạp, ông là con của thần Apollo đảm trách việc chữa bệnh. Con gái út của ông tên là Hygeia (có nghĩa là đã giúp đỡ cha mình rất nhiều trong công tác chăm sóc người bệnh. Cũng trong thần thoại Hy Lạp, Apollo được xem là con của Zeus là vị thần tối cao ngự trị tại núi Olympus. Thấy Asklepios trị bệnh quá tài giỏi, thần Zeus lo ngại tất cả loài người trên thế giới sẽ được chữa bệnh trở nên bất tử nên giết Asklepios bằng một cơn sấm sét. Sau đó Hygeia cũng chết đi.
Con người nhớ ơn, thương tiếc đã xây ngôi đền thờ phụng hai người. Chẳng bao lâu, rắn xuất hiện đầy trong đền thờ. Lúc đầu, những con rắn này trông như rắn chết, nhưng nếu có người cầm lên rồi thả xuống đất thì tự nhiên rắn bò đi mất một cách thật nhiệm màu. Lúc bấy giờ, người dân tin rằng rắn đã được thần Asklepios làm cho sống lại.

Cũng từ sự kiện này, nhân dân Hy Lạp đã tạc tượng hai người để thờ trong các đền đài. Bức tượng mô tả vị thầy thuốc khả kính trong tư thế uy nghi. Tay trái của ông cầm chặt một chiếc gậy tượng trưng cho quyền lực siêu nhiên. Bên phải ông là con gái tay cầm ly thuốc. Đặc biệt, có một con rắn quấn quanh cây gậy của Asklepios và thò đầu sang nếm thuốc đựng trong cái ly của Hygeia.
Từ thời thượng cổ, rắn được xem là con vật linh thiêng trượng trưng cho sự thông thái và khả năng chữa lành bệnh, kéo dài sự sống. Chính do sự biến thái “lột da sống đời” của rắn làm cho con người liên tưởng đến sự trường sinh. Con rắn hiện diện trong bức tượng có ý nghĩa là sự chữa trị lành bệnh.
Nguồn gốc của hai biểu tượng ngành Y và ngành Dược xuất phát từ một bức tượng cổ Hy Lạp được thực hiện cách đây hàng nghìn năm và còn giữ đến nay, tạc hình Asklepios và con gái của ông tên là Hygeia.
Tương truyền, người bệnh muốn được chữa bệnh sẽ mang lễ vật đến đền thờ Asklepios và ngủ đêm tại đó. Với sự giúp đỡ của các tu sĩ, người bệnh sẽ thấy Asklepios hiện ra, ra lệnh cho con rắn bò tới liếm trên người bệnh nhân. Sáng dậy, người bệnh cảm thấy mình hoàn toàn khỏi bệnh.
Con rắn không chỉ đi liền với Asklepios trong huyền thoại mà còn hiện diện trong các bài thuốc được ghi lại trên tượng các đền thờ. Chẳng hạn, có bài thuốc chữa bệnh trĩ có nhiều vị, trong đó có “da rắn dầm trong giấm”.
Kể từ năm 1796, chén thuốc Hygeia được Pháp chính thức xem là biểu tượng ngành Dược và Hiệp hội Dược học Paris đã phát hành biểu tượng được đúc bằng đồng hình cái ly và con rắn. Khi Pháp xâm chiếm và phổ biến nền Y – Dược phương Tây vào đất nước ta nên mặc nhiên chúng ta cũng thừa nhận biểu tượng ngành Dược này của Pháp.

Các nhà thuốc tây ở ta trước đây luôn treo bảng hiệu có dấu thập xanh lá cây và hình cái ly con rắn. Người dân nhìn thấy biểu tượng biết rằng đây là nơi có thể mua thuốc chữa bệnh. Còn ở Mỹ, Hội Dược sĩ Hoa Kỳ (APhA) chính thức công nhận chén thuốc Hygeia là biểu tượng ngành Dược từ năm 1964.

 

Xem thêm :

·         Dược sĩ hướng dần thủ tục mở nhà thuốc

·         Dược sĩ hướng dẫn quy tắc giao tiếp trong nhà thuốc GPP

Pin It

Để lại bình luận

Your email address will not be published.

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*