Nghề kế toán

Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước… cho lãnh đạo đơn vị, từ đó có những giải pháp quản lý phù hợp, thúc đẩy đơn vị ngày càng lớn mạnh.

Công việc của kế toán viên

nhanvienvanphong634837362562830000

Công việc của nhân viên kế toán là ghi chép, hệ thống hóa, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị, giúp nhà quản lý điều hành và quản lý hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị cũng như đề ra các quyết định quản lý kinh tế hợp lý.

Như vậy, công việc của nhân viên kế toán gồm những nhiệm vụ chính sau:

  • Thu thập thông tin về các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh ở đơn vị và chứng từ kế toán gồm các phiếu thu, chi, phiếu nhập kho, xuất kho v.v…

  • Ghi sổ kế toán trên cơ sở phân loại, tổng hợp các chứng từ…

  • Tổng hợp làm báo cáo kế toán.

·        Điều kiện làm việc và cơ hội việc làm

Là một nhân viên kế toán, bạn sẽ làm việc tại bộ phận kế toán của các doanh nghiệp, tổ chức v.v…

Thời gian làm việc của kế toán viên thường theo giờ hành chính. Nội dung công việc kế toán ít thay đổi. Nghề kế toán khá ổn định nhưng không có nghĩa là đơn điệu hay nhàm chán. Công việc đòi hỏi bạn phải bám sát, áp dụng các chế độ chính sách mới của Nhà nước cũng như các quy định mới của đơn vị về quản lý kinh tế, tài chính. Tức là công việc này cũng rất cần sự năng động, ham học hỏi để tiếp thu những cái mới, tham mưu cho lãnh đạo để đơn vị hoạt động ngày càng hiệu quả.

Mọi đơn vị ở bất cứ lĩnh vực nào trong xã hội đều phải tiến hành công tác kế toán (điều này đã nêu rõ trong Luật Kế toán nước ta). Bởi vậy, nhu cầu về kế toán viên luôn rất lớn.

Theo thống kê (từ năm 1995 đến 2003), mỗi năm nước ta có gần 2000 doanh nghiệp mới được thành lập. Theo mục tiêu của Chính phủ, đến năm 2010, nước ta phấn đấu có khoảng 500.000 doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp tính trung bình cần từ 4 đến 6 nhân viên kế toán làm việc. Quả là một con số không nhỏ!

·        Phẩm chất và kỹ năng cần thiết

  • Thiên hướng về môn toán, giỏi tính toán, yêu thích các con số

  • Khả năng sử dụng thành thạo máy tính

  • Trung thực, chính xác và cẩn thận, có thể làm những công việc tỉ mỉ

  • Có tư duy logic cao, có khả năng quan sát và phân tích.

·        Một số địa chỉ đào tạo

Để có chứng chỉ hành nghề kế toán, bạn phải có bằng cấp về chuyên môn kế toán, có thời gian làm công tác kế toán từ 5 năm trở lên, ngoài ra còn phải vượt qua kỳ thi nhân viên kế toán của Hội đồng thi cấp Nhà nước do Bộ Tài chính tổ chức.

Hiện nay, hầu hết các trường đại học, cao đẳng hoặc trung cấp kinh tế tài chính đều đào tạo kế toán.

Bạn có thể học kế toán ở: Học viện Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Thương mại, Khoa kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội, khoa kinh tế Đại học Quốc gia Tp. HCM v.v…

Pin It

Để lại bình luận

Your email address will not be published.

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*