Mẹo làm bài trắc nghiệm môn Vật lý kỳ thi quốc gia THPT

Trước Tết Nguyên Đán, Bộ GD&ĐT đã công bố Quy chế thi THPT Quốc gia 2016.

Theo quy chế thí sinh sẽ tham gia thi tổ hợp 8 môn bao gồm: Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa.

Thời gian thi sẽ diễn ra từ 1 – 4/7/2016. Trong đó, 4 môn Toán, Văn, Sử, Địa thi theo hình thức tự luận, bài thi 180 phút. 3 môn Lý, Hóa, Sinh thi theo hình thức trắc nghiệm, bài thi 90 phút. Môn ngoại ngữ thi theo hình thức viết và trắc nghiệm, bài thi 90 phút. Theo chỉ đạo của Bộ đề thi năm nay tiếp tục theo hướng phân hóa độ dễ – khó cao với nhiều câu hỏi mở, câu hỏi ngắn và câu hỏi vận dụng kiến thức thực hành.

Đối với môn Vật Lý, bài thi chắc chắn sẽ có nhiều câu hỏi vận dụng với những bẫy ngầm khó nhận diện. Các bạn cần trang bị nhiều kiến thức thực hành để có thể vượt qua những câu hỏi này. Lưu ý, các mẹo dưới đây sẽ giúp các bạn có định hướng tốt hơn trong cách chọn đáp án. Trong giai đoạn nước rút này, điều quan trọng là cần tập trung ôn luyện kiến thức cho thật vững. Phân loại câu hỏi trước khi khoanh đáp án Trong kỳ thi THPT Quốc gia, sau khi phát đề thí sinh sẽ có một khoảng thời gian nhất định để đọc lướt đề trước khi bắt đầu làm bài thi.

Ngoài việc xem đề thi có bị in lỗi, in mờ, mất chữ hay không, các thí sinh nên tranh thủ phân loại các câu hỏi trong bài thi. Lọc ra những câu dễ, ăn chắc điểm để hoàn thành trước. Không bỏ qua chi tiết nhỏ Dù thời gian thi trắc nghiệm chỉ có 90 phút, nhưng thí sinh không nên vội vàng trong việc đọc đề thi, cần chú trọng vào những chi tiết nhỏ trong đề nhất là những từ ngữ mang nghĩa phủ định như “không đúng”, “đáp án sai”… để tránh nhầm lẫn khi tô đáp án. Nắm chắc lý thuyết Để làm bài thi Vật lý thí sinh cần ôn thi thật tốt.

Trước hết cần nắm chắc điểm ở phần câu hỏi lý thuyết, đây thường là những câu hỏi dễ, ít bẫy giúp thí sinh không bị điểm liệt khi đi thi. Thí sinh cần bám sát sách giáo khoa và thuộc nằm lòng các tính chất, định nghĩa, định luật, công thức, đại lượng vật lý, đơn vị đo, cách đổi đơn vị… Ngoài ra, đối với các câu hỏi hóc búa liên quan đến sóng cơ, quang lý, sóng điện từ thí sinh cần phải hiểu được bản chất của chúng mới có thể làm bài. Nắm vững lý thuyết sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua phần câu hỏi được cho là khó nhằn nhất này. Biết vận dụng linh hoạt các công thức Để có thể chọn được đáp án đúng trong phần câu hỏi vận dụng, thí sinh cần luyện đề thật nhiều, tập cho mình phản xạ nhanh khi làm dạng câu hỏi này. Biết liên hệ giữa các công thức vật lý với nhau để tìm ra được đại lượng vật lý phù hợp nhất. Thông thường những câu hỏi vận dụng đòi hỏi thí sinh phải sử dụng 2 – 3 công thức khác nhau mới có thể thu được kết quả cuối cùng.

Nếu không phản xạ thật nhanh thí sinh sẽ rất dễ cho ra kết quả không chính xác. Vận dụng triệt để kiến thức từ những năm lớp 10, lớp 11 để giải bài vật lý lớp 12, đôi khi kiến thức cũ có thể giúp giải bài một cách đơn giản hơn.

Chú ý thứ nguyên và đơn vị vật lý Nhiều câu hỏi trong đề thi đưa ra nhiều con số với những đơn vị khác nhau để bẫy thí sinh. Thực tế, với dạng câu hỏi này thí sinh không cần mất nhiều thời gian tính toán, chỉ cần tinh ý một chút sẽ nhanh chóng nhận ra đáp án phù hợp nhất với đề bài nhờ vào các đơn vị hoặc cách viết kết quả theo quy tắc vật lý.

Soi kỹ các sơ đồ mạch điện và đồ thị Đây là một phần không thể thiếu trong nội dung thi trắc nghiệm. Để có thể vượt qua dạng bài này, thí sinh cần luyện cho mình kỹ năng đọc mạch điện và vẽ đồ thị thật tốt để có thể nhanh chóng tìm ra đáp án đúng nhất theo quy luật vật lý. Quan tâm đến các hiện tượng Vật lý trong thực tế Năm nay Bộ sẽ tập trung khai thác nhiều câu hỏi mở và câu hỏi vận dụng kiến thức thực tế. Vì thế, các thí sinh hãy chú ý đến các hiện tượng vật lý trong thiên nhiên, vận dụng các kiến thức đã học để phân tích và tìm ra bản chất của các hiện tượng này.

Đừng quên những chiêu độc Trong các phương án trả lời, có 2 phương án phủ định của nhau thì 1 trong số đó làm đáp án đúng. Trong các đáp án có đến 3 – 4 đơn vị đại lượng khác nhau, thì có thể không cần quan tâm đến việc tính toán con số, hãy vận dụng kiến thức về thứ nguyên để lựa chọn đơn vị đại lượng vật lý thích hợp nhất.

Đừng quên quy đổi đáp án ra đơn vị đo phù hợp nhất. Đối với những câu hỏi không có lời giải, thì đáp án được lựa chọn ít nhất trong đề sẽ có khả năng là đáp án đúng. Ví dụ trong 50 câu thống kê được 11 câu đáp án A, 12 câu đáp án B, 10 đáp án C, 5 đáp án D thì khả năng câu trả lời đúng sẽ là D. Luyện khả năng phỏng đoán, loại trừ Khi không chắc chắn về câu trả lời nào đó thì hãy áp dụng phương pháp này. Hãy phân tích kỹ dữ liệu trong đề bài. Nếu bạn thấy A, B không đúng, C không chắc, D không rõ thì khả năng đáp án sẽ là D. Khi lựa chọn đáp án theo cách này thì cần có một chút may mắn.

Thà tô nhầm còn hơn bỏ sót Sau khi đã hoàn thành tất cả những câu có thể làm được, bạn cũng đừng bỏ qua những câu không thể trả lời. Thí sinh không bị trừ điểm với các câu trả lời sai. Vì thế hãy tranh thủ chọn “bừa” đáp án mà bạn cho là hợp lý nhất. Nếu may mắn bạn có thể sẽ được thêm chút điểm.

Chúc bạn thành công trong kỳ thi sắp đến.

 

Pin It

Để lại bình luận

Your email address will not be published.

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*