Tổng hợp câu hỏi vận dụng cao trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2014.
Câu hỏi vận dụng cao môn Sinh học thường là những câu hỏi lạ, cực khó hoặc câu hỏi liên đòi hỏi áp dụng thực tiễn đời sống. Trong đó, thường tập trung ở những chuyên đề sau:
- Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền.
- Quy luật di truyền.
- Di truyền quần thể.
- Di truyền người.
Đề thi đại học năm 2014 được coi là bước thử cho kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tổ chức bắt đầu từ năm 2015. Dưới đây là những câu hỏi vận dụng cao trong đề thi. Bạn tham khảo để có định hướng ôn tập hiệu quả:
Câu 1: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định.
Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng III.14 – III.15 là
A. 7/15. B. 4/9. C. 29/30. D. 3/5.
Câu 2: Ở một loài động vật, xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; alen A quy định vảy đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định vảy trắng. Cho con cái vảy trắng lai với con đực vảy đỏ thuần chủng (P), thu được F1 toàn con vảy đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 con vảy đỏ : 1 con vảy trắng, tất cả các con vảy trắng đều là con cái. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dựa vào các kết quả trên, dự đoán nào sau đây đúng?
A. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con đực vảy đỏ chiếm tỉ lệ 43,75%.
B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 2 : 1.
C. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy đỏ chiếm tỉ lệ 12,5%.
D. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy trắng chiếm tỉ lệ 25%.
Câu 3: Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho tất cả các cây quả tròn F2 giao phấn với nhau thu được F3. Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình quả bầu dục là:
A. 1/9 B. 1/12 C. 1/36 D. 3/16
Câu 4: Ở một loài động vật, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông hung; alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp; alen D quy định mắt nâu trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt đen. Phép lai P: thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể cái có lông hung, chân thấp, mắt đen chiếm tỉ lệ 1%. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, số cá thể lông xám dị hợp, chân thấp, mắt nâu ở F1 chiếm tỉ lệ:
A. 8,5% B. 17% C. 2% D. 10%
Câu 5: Ở một loài sinh vật, hai cặp gen A,a và B,b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và cách nhau 20cM. Hai cặp gen D,d và E, e cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác và cách nhau 10cM. Cho phép lai: . Biết rằng không phát sinh đột biến mới và hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về tất cả các gen trên chiếm tỉ lệ
A. 0,8% B. 8% C. 2% D. 7,2%
Câu 6: Ở một loài động vật, xét một gen trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen đột biến a. Giả sử ở một phép lai, trong tổng số giao tử đực, giao tử mang alen a chiếm 5%. Trong tổng số giao tử cái, giao tử mang alen a chiếm 10%. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể mang alen đột biến ở đời con, thể đột biến chiếm tỉ lệ
A. 0,5% B. 90,5% C. 3,45% D. 85,5%
Câu 7: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau. Tiến hành phép lai P: trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu hình trội về ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 50,73%. Theo lí thuyết, số cá thể F1 có kiểu hình lặn về một trong ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ:
A. 11,04% B. 16,91% C. 22,43% D. 27,95%
Câu 8: Cho hai cây cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó nguyên phân bình thường liên tiếp 4 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố không xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 256 loại giao tử. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình nguyên phân này là:
A. 3n = 36 B. 2n = 16 C. 2n = 26 D. 3n = 24
Câu 9: Đối với 1 bênh do gen lặn nằm trên NST thường.Hôn nhân ở một cặp vợ chồng trong đó ng vợ có kiểu hình bình thường đc sinh ra từ bố mẹ có kg dị hợp,người chồng bị bệnh sinh ra từ bố mẹ bình thường.Tính xác xuất để ông bà nội có 1 đứa cháu trai bt ,1 cháu trai bệnh,1gái bt?
A.3,215 B. 2,083 C. 18.75 D. 12.5
Câu 10: Người ta giả sử rằng một chuyển đoạn không tương hỗ (một chiều) tác động đến vai nhỏ của NST số 5 của người, đoạn này được chuyển đến đầu vai dài của NST số 13 trong bộ NST lưỡng bội. Sự chuyển nhượng này được coi là cân bằng vì bộ gen vẫn giữa nguyên nên vẫn có kiểu hình bình thường. Ngược lại, nếu thể đột biến chỉ mang 1 NST số 5 mất đoạn của cặp tương đồng, nó gây ra hậu qủa ’’cricuchat” (tiếng khóc như mèo) ; nếu có 3 cái làm cho cá thể chết sớm. Nếu một người có mang chuyển đoạn có con với một người bình thường, thì thế hệ con sinh ra , khả năng xuất hiện 1 đứa con mang hội chứng ‘tiếng khóc như mèo’’ là bao nhiêu ?
A. 12,5% B. 25% C. 50% D. 75%
Phân tích cấu trúc đề thi tuyển sinh đại học môn Sinh học năm 2014
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN SINH HỌC NĂM 2014 | ||
Chuyên đề kiến thức | Số câu hỏi trong đề thi | Nhận xét, đánh giá mức độ câu hỏi |
Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền | 11 câu: 5 câu lí thuyết 6 câu bài tập |
Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền là nội dung kiến thức chiếm số câu hỏi nhiều nhất trong đề thi (22%). + Ở cấp độ phân tử: Số lượng câu hỏi và độ khó giảm hơn hẳn so với những năm trước, thường tập trung ở mức độ thông hiểu và vận dụng. + Ở cấp độ tế bào: Số lượng câu hỏi tương đương những năm trước và độ khó tăng lên đáng kể. Chủ yếu là các bài tập vận dụng và vận dụng cao. |
Quy luật di truyền | 9 câu: 1 câu lí thuyết 8 câu bài tập |
Quy luật di truyền chiếm số lượng lớn câu hỏi trong đề thi, chủ yếu được ra dưới dạng bài tập. Trong đề thi đại học năm 2014, số lượng câu hỏi và mức độ khó giảm hơn so với năm 2013, chủ yếu là các dạng bài tập vận dụng và vận dụng cao. |
Di truyền quần thể | 5 câu bài tập | Giống như các năm trước, di truyền quần thể được ra dưới dạng bài tập. Tuy nhiên, số lượng câu hỏi tăng đáng kể so với những năm trước, mức độ khó cũng tăng nhiều, chủ yếu là các dạng bài tập ở mức vận dụng và vận dụng cao. Đặc biệt trong những năm gần đây, xu hướng các dạng bài tập này thường kết hợp giữa các quy luật di truyền với bài tập về quần thể. |
Ứng dụng di truyền học | 3 câu lí thuyết | Giống như năm 2013, Ứng dụng di truyền học được ra dưới dạng 3 câu hỏi lí thuyết. Các câu hỏi chủ yếu ở mức độ dễ, trung bình. Học sinh chỉ cần ghi nhớ kiến thức SGK là có thể làm tốt phần này. |
Di truyền người | 2 câu bài tập | Di truyền người được ra dưới dạng 2 câu bài tập. Trong đó, bài tập di truyền phả hệ thuộc mức độ cực khó, yêu cầu học sinh phải tư duy cao. |
Bằng chứng tiến hóa | 0 | Nếu như các năm trước, chuyên đề này thường có 1 câu ở mức độ thông hiểu thì đề thi đại học năm 2014 không có câu hỏi nào về chuyên đề này. |
Cơ chế tiến hóa | 8 | Số lượng câu hỏi không tăng so với năm 2013, các câu hỏi tập trung ở phần các nhân tố tiến hoá. Chủ yếu là các câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu. |
Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái đất | 1 câu lí thuyết | Chuyên đề này thường được xuất hiện trong 1 câu hỏi lí thuyết ở mức độ khó trung bình. |
Chuyên đề Sinh thái Bao gồm: (Cá thể, Quần thể, Quần xã sinh vật, Hệ sinh thái – sinh quyển – môi trường) |
11 câu lí thuyết. | Số lượng câu hỏi giảm hơn so với những năm trước, các câu hỏi tập trung ở mức độ thông hiểu và vận dụng, kiến thức gắn liền với thực tiễn và hoạt động sản xuất nhiều hơn. |