7 dạng bài đọc hiểu tiếng anh: Cách làm bài đọc hiểu tiếng Anh hiệu quả nhất

Với 7 dạng bài phổ biến, thí sinh cần phải nhanh chóng nhận dạng và xác định hướng giải quyết để làm bài hiệu quả. Bỏ túi cách làm bài đọc hiểu tiếng Anh thi đại học cho từng loại câu hỏi sau đây nhé! Hãy nhớ 7 dạng này nhé.

Đọc hiểu được nhận định là một trong những phần thi khó nhất trong đề thi đại học môn tiếng Anh. Tuy nhiên, đây cũng là phần thi mà chúng ta hoàn toàn có thể chinh phục được thông qua việc luyện tập. Đề luyện tập, các bạn có thể tham gia luyện tập trắc nhiệm để luyện tập phần đọc hiểu tại đây: Luyện tập làm trắc nghiệm đọc hiểu Tiếng Anh

Thông thường, các câu hỏi trong bài đọc hiểu được chia làm 3 nhóm câu hỏi chính với 7 dạng bài tập cụ thể. Mỗi dạng sẽ có dấu hiệu nhận biết và cách làm bài khác nhau. Các em hãy cùng các thầyCùng tìm hiểu cách làm bài đọc hiểu tiếng Anh thi đại học cho những loại bài này!

Nhóm 1 – Câu hỏi tổng quát

Đối với nhóm câu hỏi này, lời khuyên là bạn đừng quá đi sâu vào chi tiết hay từ mới mà chỉ cần chú ý đến cấu trúc và những từ khóa (key words) trong bài. Trong nhóm này có các dạng bài tập như sau:

Dạng 1: Câu hỏi ý chính toàn đoạn (main idea)

* Mục đích câu hỏi: Đây thường là câu hỏi đầu tiên trong bài với mục đích đánh giá khả năng Skimming (đọc lướt) và tìm ý chính trong đoạn văn.

* Dấu hiệu nhận biết: What is the topic/ the subject/ the main idea/ the author’s main point… of the passage? (Đâu là nội dung chính của đoạn văn, điều tác giả đề cập đến?).

* Cách làm bài:

Đọc dòng đầu tiên hoặc 2 dòng đầu của đoạn văn vì thông thường ý chính sẽ nằm ở câu chủ đề (topic sentence) – thường đứng đầu các đoạn văn.
Đối với bài được chia thành nhiều đoạn nhỏ, chúng ta cần tìm mối liên hệ giữa những dòng đầu tiên của đoạn văn. Từ đó, tổng hợp thành ý chính của bài.
Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, các bạn nên đọc lướt qua các dòng còn lại để đảm bảo ý đầu tiên của đoạn thể hiện đúng với ý của các dòng khác. Bên cạnh đó, trong quá trình đọc, các bạn hãy chú ý đến những từ khóa được lặp đi lặp lại hay những từ đồng nghĩa vì chúng sẽ phần nào nói lên nội dung chính của văn bản.
Song song đó, các bạn có thể loại bỏ phương án sai. Tức là những phương án không tìm được thông tin trong bài, trái với thông tin đề cập trong bài hay quá chi tiết (thông tin về thời gian, địa điểm, miêu tả cụ thể).

Dạng 2: Câu hỏi về cách tổ chức tổng quát (organization) của đoạn văn

* Mục đích câu hỏi: Đây là câu hỏi kiểm tra khả năng nhận biết cách tổ chức đoạn văn của bạn như: trình tự thời gian, nguyên nhân – kết quả, so sánh – đối lập, định nghĩa – ví dụ, mức độ quan trọng, luận điểm dẫn chứng, khái quát đến chi tiết hoặc ngược lại, trình tự bảng chữ cái.

* Dấu hiệu nhận biết: Which of the following best describe the organization of the passage? / How are the events in the passage presented?

* Cách làm bài: Các bạn hãy chú ý suy đoán cấu trúc đoạn văn dựa vào các từ nối tiếng Anh giữa các ý trong bài. Ví dụ, cấu trúc trình tự thời gian sẽ có một vài từ khóa như In 1990, in the 1900s, before, after…; nguyên nhân – kết quả sẽ có từ khóa như because, due to, therefore…

Skimming (đọc lướt) là một kỹ năng rất cần thiết khi làm bài đọc hiểu (Nguồn: Academic Skills)

Nhóm 2 – Câu hỏi chi tiết trong đoạn văn

Nhóm câu hỏi này thường chiếm đến 50% số lượng các câu trong phần đọc hiểu, tập trung vào các thông tin cụ thể có trong bài viết như thời gian, địa điểm, nguyên nhân, kết quả… Thông thường, trình tự câu hỏi sẽ giống với trình tự nội dung trong bài đọc.

Dạng 3: Câu hỏi về chi tiết được nhắc đến trong bài (stated detail question)

* Mục đích câu hỏi: Dạng câu hỏi này đòi hỏi bạn phải xác định được đối tượng được nhắc đến trong câu hỏi và vị trí chứa thông tin liên quan đến đối tượng đó trong đoạn văn. Câu trả lời đúng nhất có nội dung sát với thông tin trong bài, và thường được diễn đạt theo một lối khác đi như thay đổi cấu trúc câu hay dùng các từ đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa.

* Dấu hiệu nhận biết: According to the passage…, It is stated in the passage…, The passage indicates that…, Which of the following is true…?

* Cách làm bài: Đối với dạng câu này, bạn hãy sử dụng ngay từ khóa trong câu hỏi để dò lại trong bài. Tuy nhiên, sẽ có những câu hỏi hóc búa không sử dụng nguyên từ giống trong bài mà thay vào đó là nằm ở dạng Paraphrase Keywords (diễn đạt theo cách khác nhưng giữ nguyên ý nghĩa). Vì thế, bạn cần chú ý luyện tập thêm khả năng Paraphrase của mình.

Dạng 4: Câu hỏi về chi tiết không được nhắc đến trong bài (unstated detail question)

* Mục đích câu hỏi: Dạng câu này kiểm tra khả năng loại trừ và tìm kiếm thông tin trong bài đọc của bạn.

* Dấu hiệu nhận biết: What activity did the paragraph NOT mention?, What is NOT stated about the products?, Which of the following detail did the paragraph fail to mention?, All of these can be inferred from the passage EXCEPT…

* Cách làm bài: Hãy chú ý đến những đoạn tính mang liệt kê chi tiết trong bài (những đoạn có nhiều dấu (,) gạch đầu dòng (-) hoặc từ “and” để loại thông tin không đề cập.

Hãy chú ý đến những từ khóa được lặp đi lặp lại trong bài (Nguồn: IELTS-Up)

Dạng 5: Câu hỏi về từ vựng (vocabulary question)

* Mục đích câu hỏi: Dạng câu hỏi này có mục đích là kiểm tra vốn từ vựng tiếng Anh của bạn.

* Cách làm bài:

Nếu gặp từ đã biết hay quen thuộc, bạn sẽ dễ dàng chọn được đáp án. Tuy nhiên, vẫn nên dò lại xem nghĩa mình biết có phù hợp với ý triển khai trong văn bản.
Nếu gặp từ vựng lạ, bạn cần đọc cả câu chứa từ đó, thậm chí câu trước và sau nó, rồi dựa vào ngữ cảnh để suy luận. Đặc biệt, muốn hiểu hết nghĩa của từ, cần vận dụng kiến thức về gốc từ, tiền tố, hậu tố; suy luận logic; dấu câu (chấm phẩy, hai chấm, gạch nối); từ nối (although, therefore, etc.)

Dạng 6: Câu hỏi liên hệ đại từ (“refer to” question)

* Mục đích câu hỏi: Dạng câu hỏi về liên kết ý trong văn bản thường hỏi về chủ thể được thay thế trong các đại từ như: “that”, “it”, “they”…

* Dấu hiệu nhận biết: What does the word “they” in line 3 refer to?

* Cách làm bài: Với dạng này, việc nắm vững cấu trúc của câu văn sẽ giúp suy luận chính xác. Các bạn hãy xác định vị trí đại từ được đề cập, đọc câu chứa đại từ và câu trước đó. Tìm một từ trong câu phía trước có thể thay thế cho đại từ tiếng Anh được hỏi (lưu ý đến số ít và số nhiều). Trong nhiều trường hợp, nếu vận dụng cấu trúc mà vẫn chưa tìm ra đúng chủ thể thì dựa vào nghĩa cụ thể của câu văn để suy ra.

Nhóm 3 – Câu hỏi suy luận

Dạng 7: Câu hỏi ngụ ý (inference question)

* Mục đích câu hỏi: Thường hỏi về thông tin không nêu trực tiếp trong đoạn văn nhằm đánh giá khả năng phân tích từ dữ liệu có sẵn trong đoạn văn.

* Dấu hiệu nhận biết: Which of the following can be inferred from the passage?, Which of the following would be the most reasonable guess about…?, What is the author’s tone in this passage?

* Cách làm bài: Loại câu hỏi này đòi hỏi phải suy luận, vì thế, để đảm bảo thời gian, các bạn nên làm dạng câu này sau cùng. Để làm câu này, học sinh cần áp dụng kiến thức về ý chính (main idea), đọc các đáp án, tìm từ khóa ở các đáp án rồi rà soát đọc lại thông tin liên quan đến từ khóa đó trong bài.

Bên cạnh đó, hãy kết hợp với giọng văn của tác giả để suy luận kết quả/ hành động tiếp theo cho chính xác. Các giọng văn phổ biến là: Positive (tích cực); Negative (tiêu cực); Neutral (trung lập); Supportive (ủng hộ); Skeptical (nghi ngờ)…

Tránh mắc bẫy những câu hỏi ngũ ý bằng cách để ý đến giọng văn của tác giả

Phần đọc hiểu tuy chiếm số lượng câu hỏi ít hơn những phần khác trong đề thi tiếng Anh kỳ thi THPT quốc gia nhưng lại là phần khiến nhiều thí sinh e ngại nhất. Với những chia sẻ trên, các thầy hy vọng sẽ có thể giúp các em không còn e sợ phần thi này nữa!

Pin It

Để lại bình luận

Your email address will not be published.

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*