Tuyển sinh 2015: Có thể dùng đồng thời 3 giấy chứng nhận kết quả thi

Dưới đây là những thông tin về xét tuyển mới nhất, được biết, sẽ được công bố trong tuần này, để giúp thí sinh lựa chọn các nguyện vọng sao cho hợp lý.

Xem thêm:
>>> Tuyển sinh 2015: Thi THPT quốc gia: thí sinh không có cơ hội gian lận
>>> Tuyển sinh 2015: Thi Hóa THPT quốc gia: chắc lí thuyết sẽ được 5 – 6 điểm

Thời hạn xét tuyển

Các trường có tổ chức sơ tuyển và các trường có tổ chức thi môn năng khiếu sẽ cập nhật danh sách các thí sinh đã đạt yêu cầu sơ tuyển và kết quả thi môn năng khiếu trước ngày 25/7/2015 vào hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia.

Thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 31/10/2015 đối với trường ĐH và 20/11/2015 đối với trường CĐ. Trước mỗi đợt xét tuyển, các trường thông báo công khai trên trang thông tin điện tử các nội dung sau: Chỉ tiêu của các ngành hoặc nhóm ngành của đợt xét tuyển đó; tổ hợp các môn thi dùng để xét tuyển vào từng ngành. Trường hợp sử dụng nhiều tổ hợp môn thi để xét tuyển cho một ngành, trường cần quy định rõ cách thức xét tuyển đối với từng tổ hợp và sẽ phải dành ít nhất 75% chỉ tiêu xét tuyển của ngành cho các khối thi truyền thống.

Điểm xét tuyển không được thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định và đảm bảo yêu cầu: điểm xét tuyển đợt sau không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt trước.

Xét tuyển nguyện vọng 1 và các nguyện vọng bổ sung
Thí sinh chỉ được sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét tuyển đợt 1 đăng ký vào 1 trường ĐH, CĐ. Mỗi trường thí sinh được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. Trong thời gian 20 ngày xét tuyển nguyện vọng 1, thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng đã đăng ký hoặc rút hồ sơ để đăng ký sang trường khác. Thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1, không được đăng kí ở các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

Thí sinh có thể dùng đồng thời 3 giấy chứng nhận kết quả thi dành cho xét tuyển nguyện vọng bổ sung để đăng ký tối đa vào 3 trường, mỗi trường được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. Trong thời gian của từng đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không được rút hồ sơ. Sau mỗi đợt xét tuyển, nếu không trúng tuyển thí sinh được rút hồ sơ để đăng ký xét tuyển trong đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung tiếp theo. Thí sinh đã trúng tuyển vào trường, không được đăng ký xét tuyển (ĐKXT) ở đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung tiếp theo.

Trong thời hạn quy định của mỗi đợt xét tuyển, thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau. Bộ khuyến khích các trường ĐH, CĐ nhận và trả hồ sơ ĐKXT theo hình thức trực tuyến vì vậy thí sinh cần tìm hiểu kỹ hình thức xét tuyển của từng trường để không bỏ lỡ cơ hội.
Công khai danh sách thí sinh ĐKXT vào trường

Trong thời gian nhận hồ sơ của mỗi đợt xét tuyển, 3 ngày một lần các trường công bố trên trang thông tin điện tử của mình danh sách các thí sinh đã đăng ký xét tuyển vào trường theo từng ngành và xếp theo kết quả thi từ cao đến thấp. Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường công bố kết quả trúng tuyển tạm thời cập nhật đến ngày công bố. Việc chấm thi, sẽ được hoàn tất và báo cáo về Bộ trước ngày 25/7/2015 để Bộ tổng hợp, xây dựng ngưỡng đảm bảo chất lượng xét tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015.

Thí sinh cần cân nhắc cẩn trọng nguyện vọng (NV)1 vì đó là NV quan trọng nhất. Đó là lời khuyên của ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Theo ông Phong Điền, NV1 quan trọng nhất vì trên thực tế, những trường tốp trên về cơ bản sẽ tuyển đủ người học ngay từ NV1 (chỉ có một số ngành được coi là không hot mới tuyển đến NV2). Theo ông Phong Điền, Bộ quy định điểm tuyển các NV sau không được thấp hơn NV1, vì vậy đối với những ngành hot, trường hot thí sinh càng khó có hy vọng chờ xét tuyển vào các NV sau. Lời khuyên của ông Phong Điền là: thí sinh cố gắng cân nhắc 4 khả năng đầu tiên của NV1 trong đợt xét tuyển đầu tiên; đợt sau tuyển điểm chuẩn lớn hơn hoặc bằng NV trước và thí sinh nào cũng có thể lựa chọn nhiều. Nhiều sự lựa chọn cũng là áp lực lớn, vì cuối cùng thí sinh cũng chỉ vào học 1 trường và chỉ học 1 ngành mà thôi.

Pin It

Để lại bình luận

Your email address will not be published.

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*