Trường ĐH Ngoại Thương vừa công bố mức nhận hồ sơ xét tuyển hệ đại học chính quy năm 2015. Theo đó, mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển từ 17-22 điểm.
Cụ thể, đối với cơ sở tại Hà Nội mức nhận hồ sơ xét tuyển đối với tổ hợp khối A là 22.0, các tổ hợp khác là 20.0. Riêng đối với ngành có nhân hệ số môn ngoại ngữ thì mức nhận hồ sơ là 27.0.
Đối với cơ sở TPHCM thì tổ hợp khối A là 22.0, các tổ hợp khác là 20.0. Riêng cơ sở Quảng Ninh mức nhận hồ sơ xét tuyển là 17.0
Chi tiết mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển thể hiện bảng sau:
Điều kiện nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển:
Thí sinh có đầy đủ các điều kiện sau: Tính đến thời điểm xét tuyển, đã tốt nghiệp THPT; Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành; Có điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11, 12 từ 6,5 trở lên; Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ Khá trở lên (Nhà trường sẽ kiểm tra Học bạ khi thí sinh nhập học, nếu thí sinh không đảm bảo điều kiện như quy định sẽ bị loại ra khỏi danh sách trúng tuyển).
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 tại các cụm thi do các trường đại học/học viện chủ trì tổ chức, có tổng điểm ba môn thi theo tổ hợp môn xét tuyển và điểm ưu tiên khu vực và đối tượng đạt từ mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của Nhà trường quy định tại mục 2 trở lên, không có môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1,0 (một) điểm trở xuống.
Ngành, chuyên ngành đào tạo, tổ hợp môn xét tuyển, chỉ tiêu
Mức điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực
- Mức điểm ưu tiên được tính với thang điểm 10 và tổng điểm tối đa của 3 môn thi trong tổ hợp xét tuyển là 30; Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một) điểm, giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 (nửa) điểm.
-
Những ngành có điểm môn thi nhân hệ số 2, Trường sẽ quy đổi điểm ưu tiên về thang điểm tương ứng với tổng điểm tối đa của 03 môn thi trong tổ hợp xét tuyển là 40 theo công thức: Điểm ưu tiên quy đổi = Điểm ưu tiên*4/3.
Nguyên tắc xét tuyển
- Xác định điểm trúng tuyển theo tổ hợp môn xét tuyển và theo ngành đăng ký. Nếu thí sinh đủ điểm trúng tuyển theo tổ hợp môn xét tuyển mà không đủ điểm trúng tuyển vào ngành đăng ký thì khi nhập học được đăng kí chuyển sang các ngành còn chỉ tiêu.
-
Các môn xét tuyển nhân hệ số 1. Riêng ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung, Ngôn ngữ Nhật môn ngoại ngữ nhân hệ số 2 và điểm trúng tuyển được xác định riêng.
-
Điểm trúng tuyển được xác định riêng cho Cơ sở Hà Nội, Cơ sở 2 TP Hồ Chí Minh, Cơ sở Quảng Ninh. Thí sinh cần ghi rõ địa điểm đăng ký học tại mục Trường trong Phiếu đăng ký xét tuyển: Trường ĐH Ngoại thương Cơ sở Hà Nội hoặc Cơ sở 2 TP HCM hoặc Cơ sở Quảng Ninh.
-
Các nguyện vọng từ 1 đến 4 của thí sinh có giá trị xét tuyển như nhau. Thí sinh trúng tuyển nguyện vọng trước thì không được xét tiếp các nguyện vọng sau. Thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1, không được đăng ký ở các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung.
-
Căn cứ xác định điểm trúng tuyển gồm: Chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định sau khi đã trừ đi số thí sinh được tuyển thẳng (kể cả số học sinh các trường dự bị đại học được phân về trường); Điểm xét tuyển của thí sinh (đã tính điểm ưu tiên); Nguyện vọng đăng ký của thí sinh.
Trường hợp có nhiều thí sinh cùng đạt mức điểm xét tuyển dẫn đến vượt quá chỉ tiêu của Ngành, Trường sử dụng tiêu chí xét tuyển phụ là xét ưu tiên theo điểm thi môn Toán để xác định danh sách thí sinh trúng tuyển.
Hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) gồm: – Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu đính kèm, trong đó ghi rõ đợt xét tuyển, được đăng ký tối đa 4 ngành xếp thứ tự nguyện vọng ưu tiên từ 1 đến 4. Mỗi nguyện vọng chỉ rõ ngành đăng ký xét tuyển và tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển.
- Bản gốc Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia năm 2015, ghi rõ đợt xét tuyển nguyện vọng I và điểm của tất cả các môn thi mà thí sinh đã đăng ký dự thi, có đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi;
-
01 phong bì đã dán sẵn tem, có ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.
-
Lệ phí ĐKXT: 30.000 đồng/hồ sơ
-
Thí sinh đăng ký ưu tiên xét tuyển nộp thêm: Phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển theo mẫu kèm theo; Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn HSG quốc gia; đoạt giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia.
Thời hạn và địa điểm nhận hồ sơ xét tuyển
- Thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT và phí ĐKXT qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường.
-
Từ ngày 1/8/2015 đến ngày 20/8/2015 (Sáng từ 8h00 đến 12h00, chiều từ 13h30 đến 17h00, bao gồm cả thứ bảy và chủ nhật).
Nếu thí sinh nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì sẽ căn cứ theo dấu Bưu điện. Thí sinh phải ghi rõ ngoài phong bì “Hồ sơ ĐKXT đại học 2015”
Sau thời hạn trên hoặc hồ sơ không đủ các giấy tờ quy định tại Mục 6 thì hồ sơ không có giá trị ĐKXT.
- Thí sinh đăng ký học ở Cơ sở Hà Nội hoặc Cơ sở Quảng Ninh nộp hồ sơ tại:
Phòng Quản lý đào tạo Trường Đại học Ngoại thương- Tầng 2, Nhà A, 91 Phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội. Tel: (84-4) 32595158; Fax 38343605
- Thí sinh đăng ký học ở TP HCM nộp hồ sơ tại: Ban Quản lý đào tạo Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở 2 tại TP Hồ Chí Minh – Phòng 106, dãy nhà A, số 15 đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM Tel: (84-8) 35127254; Fax: (84-8) 35127255
Nhập học và xếp chuyên ngành
- Trường gửi giấy báo nhập học trước ngày 31/08/2015
-
Thời gian nhập học dự kiến: Từ ngày 3/9/2015 đến ngày 5/9/2015.
-
Xếp chuyên ngành đối với thí sinh đã trúng tuyển: từ ngày 3/9/2015 đến ngày 6/9/2015 (thí sinh theo dõi hướng dẫn đăng ký chuyên ngành trên giấy báo nhập học):
Đối với các ngành tại các Cơ sở đào tạo của Trường có từ 2 chuyên ngành trở lên, sau khi hoàn thành thủ tục nhập học, sinh viên sẽ được đăng ký và xếp chuyên ngành theo nguyên tắc: Sinh viên chỉ được đăng ký vào chuyên ngành thuộc ngành đã trúng tuyển. Sinh viên trúng tuyển ngành này không được đăng ký sang chuyên ngành thuộc ngành khác; Trường căn cứ vào chỉ tiêu của từng chuyên ngành và nguyện vọng đăng kí chuyên ngành của sinh viên, điểm xét tuyển của sinh viên để xếp sinh viên vào từng chuyên ngành cho đến hết chỉ tiêu.
Nguyễn Hùng