Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển vừa ký ban hành văn bản hướng dẫn thanh tra kỳ thi THPT quốc gia năm 2015. Thanh tra tập trung vào công tác chuẩn bị thi; coi thi; chấm thi và phúc khảo.
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thanh tra thi THPT quốc gia 2015
Cụ thể, với công tác chuẩn bị thi, nội dung thanh tra gồm: Việc quán triệt và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức kỳ thi; thành lập các ban của Hội đồng thi; tiếp nhận đăng ký thi và lập hồ sơ thi; chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện tổ chức thi; tổ chức học quy chế thi, tập huấn nghiệp vụ thi cho các thành phần tham gia kỳ thi; tổ chức in sao đề thi (nếu có); tổ chức vận chuyển và bàn giao đề thi, bài thi; tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác chuẩn bị thi.
Công tác coi thi, nội dung thanh tra gồm: Việc điều hành của lãnh đạo Hội đồng thi và phối hợp giữa các ban của Hội đồng thi trong công tác coi thi; điều hành của trưởng điểm thi; thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ coi thi và các thành viên khác trong ban coi thi; việc thực hiện quy chế thi của thí sinh; việc tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác coi thi.
Công tác chấm thi, nội dung thanh tra gồm: Việc chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho công tác chấm thi; việc điều hành của lãnh đạo Hội đồng thi và phối hợp giữa các ban của Hội đồng thi trong công tác chấm thi; thực hiện quy định về làm phách, quản lý bài thi, quản lý điểm thi; điều hành của trưởng ban chấm thi, của tổ trưởng chấm thi và chấm kiểm tra; việc thực hiện các quy định về chấm thi của cán bộ chấm thi, cán bộ chấm kiểm tra; tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác chấm thi.
Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng kế hoạch thanh tra, thành lập các đoàn thanh tra công tác chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo đổi với các Sở GD&ĐT, các Hội đồng thi.
Các Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch thanh tra, thành lập các đoàn thanh tra công tác chuẩn bị thi của địa phương; thành lập các đoàn thanh tra công tác coi thi, chấm thi, phúc khảo của Hội đồng thi do Sở GD&ĐT chủ trì.
Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng): Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thành lập đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị thi của các cơ sở giáo dục do Cục quản lý, thành lập các đoàn kiểm tra công tác coi thi, chấm thi, phúc khảo của Hội đồng thi do Cục chủ trì. Đồng thời, vận dụng các biểu mẫu và kiểm tra theo các nội dung như quy định.
Bộ GD&ĐT yêu cầu thanh tra giáo dục các cấp thành lập đường dây nóng trong suốt quá trình coi thi, chấm thi. Khi nhận được phản ánh vi phạm quy chế
tuyển sinh , báo cáo ngay cho lãnh đạo để xử lý. Trường hợp khiếu nại về hồ sơ và điểm bài thi: Giải quyết theo quy chế thi THPT quốc gia.
Trường hợp tố cáo vi phạm quy chế thi: Tổ chức xác minh hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử ký theo quy định của quy chế thi THPT quốc gia, pháp luật về tố cáo.
Thi THPT quốc gia: Tập trung thanh tra 4 nội dung
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có hướng dẫn cụ thể về công tác thanh tra thi THPT quốc gia năm 2015, trong đó, công tác thanh tra sẽ tập trung vào 4 nội dung.
Đó là thanh tra công tác chuẩn bị thi, công tác coi thi, công tác chấm thi và thanh tra phúc khảo. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ xây dựng kế hoạch thanh tra; thành lập các đoàn thanh tra công tác chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo đối với các Sở GD&ĐT, các Hội đồng thi. Phía Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch thanh tra; thành lập các đoàn thanh tra công tác chuẩn bị thi của địa phương; thành lập các đoàn thanh tra công tác coi thi, chấm thi, phúc khảo của Hội đồng thi do Sở GD&ĐT chủ trì.
Cục Nhà trưởng – Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch kiểm tra; thành lập các đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị thi của các cơ sở giáo dục do Cục quản lý; thành lập các đoàn kiểm tra tra công tác coi, chấm thi, phúc khảo của Hội đồng thi do Cục chủ trì.
Các đoàn, cán bộ thanh tra hoạt động độc lập với Hội đồng thi, các ban của Hội đồng thi, chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ người ra quyết định thanh tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Trưởng đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ các thành viên và tiến hành thanh tra theo nội dung, đối tượng trong quyết định thanh tra…
Để giải quyết các công việc liên quan đến công tác tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi sẽ thành lập đường dây nóng trong suốt quá trình coi thi, chấm thi.
Các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường phải báo cáo nhanh về những hiện tượng vi phạm quy chế trong mỗi buổi thi về Thanh tra Bộ sau mỗi buổi thi. Ngoài các báo cáo nhanh phải báo cáo kết quả thanh tra kỳ thi THPT quốc gia về Thanh tra Bộ, chậm nhất là 15 ngày sau khi kết thúc thanh tra.
Đối với đoàn thanh tra Bộ, cũng phải báo cáo nhanh về những hiện tượng vi phạm quy chế tuyển sinh 2015 trong mỗi buổi thi về Bộ sau mỗi buổi thi. Trong trường hợp xảy ra tình huống ngoài dự kiến (giao nhầm đè thi, phát hiện đề thi có sai sót, có dấu hiệu lộ đề thi, khu vực thi bị mất trật tự nghiêm trong…), Đoàn thanh tra phải báo cáo về Thanht ra Bộ để xử lý kịp thời, hạn chế hậu quả…
Lập đường dây nóng khi coi thi, chấm thi THPT quốc gia
Bộ GD&ĐT vừa có hướng dẫn thanh tra thi THPT quốc gia năm 2015. Trong đó có 4 nội dung thanh tra, bao gồm thanh tra công tác chuẩn bị thi, thanh tra coi thi, thanh tra chấm thi và thanh tra phúc khảo.
Đoàn cán bộ thanh tra hoạt động độc lập với Hội đồng thi, các ban của Hội đồng thi, chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ người ra quyết định thanh tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển thông tin, Bộ nhấn mạnh yêu cầu thanh tra giáo dục các cấp kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 tiếp nhận thông tin, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm theo đúng quy định.
Trong đó bao gồm thành lập đường dây nóng trong suốt quá trình coi thi, chấm thi. Tiếp nhận thông tin và giải quyết theo thẩm quyền. Cụ thể là khi nhận phản ánh vi phạm quy chế thi, cần báo cáo ngay cho lãnh đạo để xử lý. Trường hợp khiếu nại về hồ sơ và điểm bài thi, thì giải quyết theo Quy chế thi THPT quốc gia. Trường hợp tố cáo vi phạm quy chế thi thì phải tổ chức xác minh hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý theo quy định của Quy chế thi THPT quốc gia, pháp luật về tố cáo.