Không phải giật mình khi 50% học sinh lớp 12 có điểm dưới trung bình!

Tuyển sinh – Ông Phạm Ngọc Thạch- Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai cho biết, kết quả khảo sát của học sinh lớp 12 trên toàn tỉnh có tỷ lệ hơn 50% dưới điểm trung bình khiến cho mọi người lo lắng là đúng, nhưng không có gì phải giật mình cả.

Sau khi báo chí thông tin, kết quả khảo sát 6 môn học đầu năm của học sinh lớp 12 trên toàn tỉnh Gia Lai có hơn 50% số học sinh dưới điểm trung bình đã khiến cho nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng. Tỷ lệ số học sinh của các môn có điểm dưới trung bình như sau: môn Sinh học 73,09%; môn tiếng Anh có 69,89% ; môn Vật lí có 57,69%; môn Hóa học có 57,15%; môn Ngữ Văn có 39,89% và môn Toán học là 32,89%.

Trước kết quả đáng lo ngại trên, trao đổi với PV Dân trí, ông Phạm Ngọc Thạch cho biết- kết quả trên khiến cho phụ huynh và xã hội lo lắng là đúng, cho con đi học mà kết quả điểm thấp thì sao không lo lắng cho được, nhưng thật ra không có gì phải giật mình.

Ông Thạch lý giải: việc khảo sát chất lượng đầu năm là để biết mình đang ở điểm nào, như thế nào, để phân loại, biết trường nào cần cái gì để có biện pháp, phương hướng bổ sung, bồi dưỡng cho học sinh. Cuối học kỳ kiểm tra lại xem có tiến bộ hay không, nếu không có tiến bộ thì sẽ có biện pháp khác, cái đích đến là thi tốt nghiệp, thi Đại học mới tính được, mới đánh giá được năng lực, khả năng, chất lượng, chỉ đạo chuyên môn của trường đó.

khong-phai-giat-minh-khi-50-hoc-sinh-lop-12-co-diem-duoi-trung-binh

Nguyên nhân của kết quả trên một phần là do xuất phát điểm thấp, ở nhiều trường học sinh lớp 10 không phải thi tuyển mà phải “mời” các em đi học. Do điều kiện kinh tế, thu nhập của địa phương thấp, hơn 40% học sinh là con em dân tộc thiểu số, có trường 100% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều em một buổi đi học còn một buổi đi làm, là lao động chính của gia đình. Nên khi tiếp cận chương trình đổi mới giáo dục, nâng cao đổi mới các em đã gặp nhiều khó khăn.

Một nguyên nhân nữa là khi ra đề thì các giáo viên phải ra đề hơi khó tý, để “dọa” học sinh. Nếu ra đề dễ, học sinh được điểm cao thì sẽ khiến các em chủ quan, cứ nghĩ mình học tốt quá rồi nên đâu cần phải học: “Nếu ngay từ đầu cho các em “giàu có” thì cả năm các em không lo học, phải để cho các em phải ráng lên, chứ không các em tự mãn thì sao”, ông Thạch lý giải.

Ông Thạch cũng lấy ví dụ từ Trường PTDT Nội trú tỉnh Gia Lai, 4 năm nay, kết quả chất lượng đầu năm thấp nhưng kết quả thi tốt nghiệp luôn đậu 100%.

“Phải biết học sinh thiếu gì, cần kiến thức gì, trên cơ sở đó mới phân loại để tiếp sức cho các em ngay chỗ đó. Phải thường xuyên, nghiêm túc trong chất lượng của học sinh, vì tri thức không thể bao cấp được” ông Thạch chia sẽ.

Ông Thạch cho biết thêm, chất lượng điểm khảo sát đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái thì mỗi năm có mỗi cái lệch. Ví dụ như năm ngoái điểm môn Toán có tỷ lệ học sinh dưới điểm trung bình cao, còn môn ngữ Văn thì thấp nhưng năm nay lại ngược loại. Nên không thể đánh giá so sánh được và Sở cũng chưa đánh giá xếp loại.

Thiên Thư

Pin It

Để lại bình luận

Your email address will not be published.

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*