Năm 2003, Tập đoàn tư vấn quốc tế Kearney xếp Việt Nam vào danh sách 25 nước “thu hút dịch vụ gia công phần mềm tốt nhất”.
Phát triển phần mềm (PTPM) là một ngành thuộc Công nghệ thông tin, đang phát tnển mạnh tại nước ta hiện nay. Phần mềm là phương tiện truyền tải một cách cụ thể cách thức giải quyết vấn đề của người sử dụng cho máy vi tính có thể “hiểu” và “thực hiện” được.
Công việc và một số nghề nghiệp trong ngành PTPM
Cùng với quá trình ra đời của một phần mềm, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các nghề nghiệp trong ngành này:
- Từ một nhu cầu thực tế và ý tưởng về một vấn đề nhất định, một phần mềm sẽ ra đời để giải quyết nhu cầu, hiện thực hóa ý tưởng. Đầu tiên, người ta đã xác định rõ ràng mọi thông tin chi tiết nhất liên quan đến ý tưởng. Tựu trung lại, công việc này gồm ba bước:
-
Phân tích hệ thống (xác định vai trò của cả phần mềm và từng thành phần trong hệ thống phần mềm).
-
Lập kế hoạch dự án phần mềm.
-
Phân tích yêu cầu để biết chi tiết thông tin đầu vào và thông tin đầu ra.
-
Giai đoạn tiếp theo là phát triển phần mềm, gồm ba bước:
-
Thiết kế phần mềm: Các kỹ sư phân tích và thiết kế hệ thống (phần mềm) sẽ dịch các yêu cầu về phần mềm thành một tập hợp các biểu diễn mô tả (dựa trên đồ họa, bảng hay ngôn ngữ) mô tả cho cấu trúc dữ liệu, kiến trúc, thủ tục thuật toán và đặc trưng giao diện.
-
Lập trình: Kỹ sư lập trình hay lập trình viên bằng các ngôn ngữ lập trình chuyển những biểu diễn thiết kế trên thành ngôn ngữ nhân tạo, tạo ra các lệnh thực hiện được trên máy tính. Máy tính sẽ “hiểu” và “thực hiện” đúng theo thiết kế phần mềm.
-
Kiểm thử phần mềm: Trước khi đến tay người sử dụng, phần mềm còn được trải qua các bước thử nghiệm xem có khiếm khuyết gì không để khắc phục kịp thời.
-
Cuối cùng, các kỹ sư bảo trì hệ thống phần mềm sẽ bảo trì, sửa lỗi và nâng cấp phần mềm để thích ứng với môi trường phần mềm tiến hóa và yêu cầu của người sử dụng.
Người quản lý dự án phần mềm là người kết nối và vận hành trơn tru ba giai đoạn nói trên để có sản phẩm hoàn thiện.
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp
Người làm trong ngành PTPM thường làm việc trong văn phòng tiện nghi, thoải mái với các thiết bị công nghệ cao. Tuy nhiên, họ cũng thường xuyên đi ra khỏi văn phòng để gặp gỡ, giao dịch với khách hàng, kiểm tra, sửa chữa hệ thống phần mềm theo yêu cầu của khách hàng.
Đây là một trong những lĩnh vực tiên tiến và có sức phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay. Việt Nam cũng cùng hòa chung với xu thế mạnh mẽ ấy. Năm 1996, nước ta mới chỉ có 95 đơn vị và 1900 người hoạt động trong lĩnh vực phần mềm. Đến năm 2003, con số này tăng lên 570 đơn vị (gấp 6 lần) và 12000 người (gấp hơn 6 lần). Ngày nay, nhân lực về CNTT thông tin đang cần rất nhiều.
Phẩm chất và kỹ năng cần thiết (tham khảo phần giới thiệu về ngành CNTT)
Ngoài ra những phẩm chất chung cho người làm trong ngành CNTT, ngành PTPM còn đòi hỏi những kỹ năng sau:
- Kỹ năng sử dụng trong quá trình làm việc đơn lẻ
-
Kỹ năng thiết kế và đọc thiết kế theo quy chuẩn
-
Kỹ năng lập lịch và làm việc theo lịch
-
Kỹ năng DEBUG (phát hiện lỗi) chương trình khi cần
-
Kỹ năng nói chuyện với những người không hiểu biết về ngành phần mềm
-
Kỹ năng sử dụng trong quá trình làm việc nhóm
-
Kỹ năng ước lượng thời gian khi phân việc và nhận việc
-
Kỹ năng viết tài liệu
-
Kỹ năng quản lý mã nguồn (là mã lệnh được viết theo một ngôn ngữ lập trình nhất định)
Một số địa chỉ đào tạo
Ngành này được đào tạo rộng rãi tại nhiều trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc. Bạn có thể thi vào Khoa Công nghệ thông tin của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), Trường Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) v.v…
Bên cạnh đó, bạn có thể theo học ngôn ngữ lập trình tiên tiến tại các trung tâm đào tạo lập trình viên Aptech tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Muốn thành công trong nghề này, việc tự học rất quan trọng đối với bạn. Bạn nên cập nhật kiến thức từ sách vở, thầy cô, bạn bè và mạng Internet