Nghề điều dưỡng – Vị trí không thể thiếu trong bệnh viện

Điều đưỡng là một nghề nghiệp trong hệ thống y tế nhằm bảo vệ, nâng cao, tối ưu về sức khỏe và các khả năng; dự phòng bệnh và chấn thương; xoa dịu nỗi đau qua chẩn đoán và điều trị đáp ứng con người; tăng cường chăm sóc các cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.

Ở hầu hết các nước trên thế giới, điều dưỡng đã được công nhận là một nghề nghiệp độc lập, được bảo hộ bằng luật pháp, một số nước đã xây dựng luật hành nghề điều dưỡng. Người điều dưỡng có các quyền và trách nhiệm nghề nghiệp được qui định trong luật hành nghề, đây cũng là một công cụ để giám sát trách nhiệm của người điều dưỡng trước cộng đồng, xã hội. Do đó, để được làm việc trong nghề điều dưỡng thì người điều dưỡng cần phải có các giấy tờ hợp lệ được pháp luật thừa nhận, như bằng cấp hoặc ở một số nước là chứng chỉ hành nghề. Thông thường người có chứng chỉ hành nghề điều dưỡng phải định kỳ tham gia các kỳ sát hạch để đảm bảo người điều dưỡng luôn luôn cập nhật, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Ngành Điều dưỡng đã xây dựng cho mình một hệ thống học thuyết khoa học phong phú áp dụng vào chăm sóc người bệnh, nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh đó Hiệp hội Điều dưỡng quốc tế ra đời đã thúc đẩy vị trí, vai trò nghề nghiệp của người điều dưỡng.

 Về học vị, điều dưỡng có Tiến sỹ điều dưỡng, Thạc sỹ điều dưỡng, Cử nhân Điều dưỡng, điều dưỡng cao đẳng, điều dưỡng trung cấp, điều dưỡng sơ cấp.

Tại các nước phát triển Anh, Mỹ, Canada,…cũng như các nước đang phát triển như Thái Lan, Philippines, Malaysia,…Điều dưỡng viên đã được nâng cấp vai trò trong việc quản lý các cơ sở y tế ban đầu, bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe, tham giá khám và điều trị – chăm sóc các bệnh cấp và mãn tính theo chuyên ngành của điều dưỡng và có mặt ở hầu hết các lĩnh vực khác và là môt trong những nghề được kính trọng nhất hiện nay.

 

 

Ở Việt Nam, trước đây người điều dưỡng được gọi là Y tá, có nghĩa là người phụ tá của người thầy thuốc.  Hiện nay, trình độ đào tạo và phạm vi thực hành của điều dưỡng Việt Nam đã có nhiều thay đổi, song nhận thức chung về vai trò của người điều dưỡng vẫn chưa được cập nhật phù hợp với thực tế.

Nghề điều dưỡng cũng có những rủi ro nhất định như phơi nhiễm nguồn bệnh từ môi trường làm việc, bị các vật sắc nhọn đâm vào khi thao tác gây nguy cơ lây bệnh qua đường máu… Ở Việt Nam, việc thiếu người, trình độ chưa cao, áp lực công việc lớn là yếu tố tăng thêm phần rủi ro của các điều dưỡng viên.

Nhu cầu tuyển dụng điều dưỡng viên rất cao tại Việt Nam cũng như các quốc gia phát triển. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo tỷ lệ tối thiểu bác sỹ : điều dưỡng là 1:4 nhưng trong nước cứ 1 bác sỹ thì chỉ có 1.5 điều dưỡng, tỷ lệ này thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Theo số liệu thống kê của Bộ Sức khỏe và Dịch vụ con người (HHS) của Mỹ thì trong năm 2013 số lượng điều dưỡng viên cần tuyển mới là 403.816 và đến năm 2020 số lượng điều dưỡng viên được tuyển mới sẽ là 808.160 (29%) nhu cầu.

Theo nguồn paysale.com cập nhật vào 26/03/2013 – mức lương của một điều dưỡng viên tại các nước phát triển đang thiếu hụt nguồn nhân lực dao động từ 41.000USD – 80.000USD/năm – với thời gian làm việc 36 giờ/tuần và không có sự phân biệt giữa điều dưỡng viên trong nước hay điều dưỡng viên quốc tế.

 

>> Đăng ký học điều dưỡng đa khoa ở đâu?

>> Điều dưỡng là gì? làm việc ở đâu?

>> Đăng ký học chuyển đổi sang điều dưỡng đa khoa.

 

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *