Điểm chuẩn ngành sư phạm thấp: Sẽ quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm

Mùa tuyển sinh năm nay, trừ ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Sư phạm TP. HCM có điểm chuẩn khá cao còn lại các trường khác chỉ lấy bằng điểm chuẩn của Bộ GD&ĐT là 15,5 điểm.

 

>> NỖI ĐAU TRƯỜNG SƯ PHẠM

>> BAO GIỜ ĐIỂM CHUẨN SƯ PHẠM ĐƯỢC NHƯ CÔNG AN, QUÂN ĐỘI?

>> PGS VĂN NHƯ CƯƠNG: ‘ĐIỂM CHUẨN SƯ PHẠM PHẢI CAO HƠN MỨC SÀN’

 

Riêng ĐH Sư phạm Huế lấy 12,75 điểm/3 môn (công thức tính: Điểm chuẩn= [(điểm môn 1 x2 + điểm môn 2 + điểm môn 3) : 4] x 3. Trong đó, môn 1 là môn chính và tổng điểm ba môn thấp nhất là 15,5 điểm). Một số trường cao đẳng như: Bắc Ninh, Lào Cai, Hải Dương, Thái Bình có mức 9 điểm/3 môn tức là 3 điểm/môn thí sinh đã đỗ ngành sư phạm.

Có những trường thí sinh được 2,75 điểm Văn cũng đỗ vào ngành sư phạm Văn của nhà trường. Điều đó khiến chúng ta không thể không lo ngại về chất lượng của những người thầy trong tương lai.

Hôm nay (16/8) Bộ GD&ĐT đã có buổi làm việc với lãnh đạo các trường sư phạm về vấn đề này.

PV báo Infonet đã có buổi trò chuyện cùng  xung quanh vấn đề này. Bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết, là người trong ngành nên tôi thấy điểm đầu vào các trường sư phạm thấp là điều đáng lo. Bộ GD&ĐT cũng sẽ có những buổi làm việc riêng với các trường để tìm ra giải pháp và hướng đi hiệu quả.

Tuy nhiên, việc các trường lấy điểm đầu vào là 9 -10 có thể hiểu là ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Còn thực tế, không mấy thí sinh có mức điểm ấy tới các trường nhập học”.

 

Có thể thấy việc quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm là nhiệm vụ và phương hướng mà Bộ GD&ĐT đặt ra nhiều năm nay để đào tạo giáo viên có chất lượng phục vụ cho nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Tuy nhiên, cho đến nay, điều này vẫn chưa được thực hiện một cách có hiệu quả.

Lý giải điều này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho hay: “Trong buổi làm việc với các trường sư phạm, Bộ GD&ĐT sẽ đề cập đến vấn đề nâng cao chất lượng và phương hướng phát triển của các trường.

Chúng ta phải đào tạo theo nguyên tắc, nhu cầu cần giáo viên đến đâu thì đào tạo đến đó chứ không đào tạo theo kiểu tràn lan, ồ ạt. Thời gian qua, do chưa quy hoạch được mạng lưới và chưa kiểm soát tốt vấn đề đầu vào nên chúng ta để xảy ra tình trạng đào tạo dư thừa giáo viên gây những bức xúc cho xã hội.

Để nâng cao chất lượng, bên cạnh việc xây dựng quy chuẩn trường đại học nói chung, chúng ta cũng phải có những quy chuẩn riêng để đánh giá các trường sư phạm.

Và đến lúc đó, trường nào  hoạt động có hiệu quả thì sẽ được đầu tư để phát triển phục vụ cho đổi mới giáo dục. Ngược lại, trường nào hoạt động kém, chất lượng chưa tốt, không thu hút được thí sinh sẽ đối mặt với nguy cơ “đóng cửa”. Điều đó, vô hình chung sẽ khiến tự các trường phải vận động để nâng cao chất lượng, tạo dựng thương hiệu”.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng cũng cho biết thêm: “Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ phân khối sư phạm. Những trường đào tạo tốt, được xã hội đánh giá cao chúng tôi sẽ đặt hàng và đảm bảo được công việc cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp nhất là những sinh viên có thành tích học  tập tốt.Trong những năm qua Bộ GD&ĐT cũng có xu hướng giảm chỉ tiêu tại các trường từ 10 – 20% căn cứ vào năng lực của trường và nhu cầu của xã hội”.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện cả nước có 14 trường đại học sư phạm, 58 trường có đào tạo sư phạm và 33 trường sư phạm chuyên ngành. Trong đó, riêng 14 trường đại học sư phạm đã có quy mô trên 151.000 sinh viên.

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 vừa do Bộ GD&ĐT tổ chức, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng ngành sư phạm cũng sẽ phải học hỏi theo ngành an ninh, quân đội là đào tạo có chất lượng và đảm bảo đầu ra. Từ đó, sẽ tác động ngược lại đầu vào, nâng điểm chuẩn sư phạm lên cao hơn để đảm bảo chất lượng.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *