(Báo Tuyển Sinh) – Đó là lời khuyên của hầu hết thành viên ban tư vấn dành cho hơn 3.000 học sinh tham dự Chương trình tư vấn tuyển sinh 2015 tổ chức tại Trường ĐH Tiền Giang sáng 7-3.
Chương trình do báo Tuổi Trẻ, Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT tỉnh Tiền Giang phối hợp tổ chức, với sự tham gia của gần 3.000 học sinh tỉnh Tiền Giang.
TS Lê Thị Thanh Mai – trưởng ban công tác sinh viên ĐHQG TP.HCM, chia sẻ: “Các em cần phải lưu ý xác định sớm, chính xác ngành mình muốn học và phải sử dụng sao cho hiệu quả nhất kết quả thi để trúng tuyển ở ngay đợt thứ nhất. Càng về sau thì khả năng trúng tuyển sẽ giảm đi nhiều”.
TS Lê Thị Thanh Mai – trưởng ban công tác sinh viên ĐHQG TP.HCM, chia sẻ: “Các em cần phải lưu ý xác định sớm, chính xác ngành mình muốn học và phải sử dụng sao cho hiệu quả nhất kết quả thi để trúng tuyển ở ngay đợt thứ nhất. Càng về sau thì khả năng trúng tuyển sẽ giảm đi nhiều”.
Ban tư vấn tuyển sinh tại ngày hội tư vấn tuyển sinh tại Trường ĐH Tiền Giang, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang sáng 7-3 – Ảnh: Quang Định |
Học sinh đặt câu hỏi với các thầy cô ban tư vấn nhóm ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, marketing…tại buổi tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2015 ở ĐH Tiền Giang sáng 7-3 – Ảnh: Như Hùng |
Lưu ý mục đích dự thi
Mở đầu buổi tư vấn, PGS.TS Trần Văn Nghĩa (phó cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT) đã phổ biến các thông tin về việc đổi mới thi cử của Bộ GD-ĐT năm 2015.
Thời gian nộp hồ sơ đăng ký các môn thi của kỳ thi THPT quốc gia năm nay dự kiến từ ngày 1-4 và kết thúc vào 30-4. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi tại trường THPT của mình hoặc Trung tâm GDTX. Thí sinh tự do sẽ đăng ký theo quy định của Sở GD-ĐT ở địa phương.
Ông Nghĩa lưu ý, thí sinh làm hồ sơ dự thi cần chú ý đến phần thông tin cá nhân phải điền theo phần mục đích dự thi bao gồm Tốt nghiệp THPT và xét ĐH-CĐ, Tốt nghiệp THPT, xét ĐH-CĐ.
Đối với thí sinh xét tốt nghiệp THPT chỉ cần đăng ký thi bốn môn (ba môn bắt buộc và một môn tự chọn). Thí sinh thi để xét ĐH-CĐ ngoài bốn môn này thì phải đăng ký thêm các môn khác phù hợp với ngành mình muốn học và năng lực bản thân. Đối với thí sinh tự do thì chỉ đăng ký những môn liên quan thi ĐH-CĐ.
Về cách thức ra đề thi, thí sinh không phải lo lắng khi ôn tập vì nội dung thi không nằm ngoài chương trình học, chủ yếu vẫn là chương trình lớp 12. Đề thi sẽ có phần đại trà cho các thí sinh, bên cạnh đó là phần nội dung để phân hóa thí sinh nhằm đảm bảo chất lượng tuyển sinh. Môn ngoại ngữ sẽ có phần thi tự luận với cách thức ra đề tương tự như kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014.
Ngoài ra, thí sinh lưu ý năm nay sẽ phải thi theo cụm thi. Tất cả các đối tượng dự thi đều có quyền đăng ký vào cụm thi liên trường do các trường ĐH chủ trì và phối hợp với các Sở GD-ĐT. Đặc biệt thí sinh nào muốn sử dụng kết quả thi THPT Quốc gia để xét tuyển ĐH-CĐ thì bắt buộc dự thi cụm thi này. Đối với thí sinh chỉ sử dụng kết quả để xét tốt nghiệp THPT thì Sở GD-ĐT trình UBND tỉnh tổ chức thi tại trường hoặc liên trường.
Ông Nghĩa nhấn mạnh: “Với thay đổi mới trong quy chế tuyển sinh, thí sinh được quyền chọn tối đa 8 môn dự thi, tuy nhiên nên cân nhắc chọn tổ hợp môn thi thích hợp để bố trí thời gian ôn tập, tránh phân tán năng lực. Thêm một lưu ý nữa là dù đăng ký sau khi có điểm thi nhưng các em phải xác định thi vào ngành gì ngay bây giờ để có thể xác định môn thi mà tập trung ôn tập”.
Một học sinh thắc mắc: “Việc nộp và rút hồ sơ sẽ như thế nào? Chúng em có bị giới hạn việc rút hồ sơ?”.
Trả lời vấn đề này, TS Trần Thế Hoàng (trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) nói: “Năm nay Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường cứ ba ngày phải cập nhật danh sách thí sinh theo thứ tự điểm số. Nếu như trước đây các em mù mờ thì giờ có thể xem được mình đang đứng ở thứ mấy.
Nếu thấy thứ hạng mình quá thấp thì trong thời hạn quy định của Bộ các em cân nhắc và rút hồ sơ để đăng ký ở một trường phù hợp hơn. Thí sinh phải cân nhắc thật kỹ, nghiên cứ kỹ trên website của các trường rồi mới quyết định rút hồ sơ hay không. Và nếu muốn rút thì chịu khó đến trực tiếp trường sẽ rút hồ sơ nhanh và đảm bảo hơn. Các trường ĐH sẽ tạo điều kiện để các em rút hồ sơ. Nhà trường không hạn chế việc rút hồ sơ của thí sinh”.
Một thí sinh khác băn khoăn: “Năm nay thí sinh Tiền Giang thi đại học ở đâu? Năm nay tỉnh có tổ chức cụm thi hay không?”.
Ông Nguyễn Phương Toàn (phó trưởng phòng Giáo dục trung học-Sở GD-ĐT Tiền Giang) cho biết hiện nay vẫn chưa có văn bản chính thức về việc này nhưng dự kiến sẽ tổ chức cụm thi tại Tiền Giang cho học sinh hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
Tổng số thí sinh của hai tỉnh trên 20.000 thí sinh nên trường ĐH Tiền Giang sẽ chủ trì phối hợp với Sở GD-ĐT bố trí địa điểm. Chủ yếu các địa điểm thi bố trí ở trung tâm thành phố Mỹ Tho, nếu không đủ sẽ bố trí sang các trường ở các huyện lân cận như Châu Thành, Chợ Gạo.Thi vào trường Luật phải thực hiện bài kiểm tra năng lực
Ở phần tư vấn chuyên sâu cho học sinh các trường, nhiều thắc mắc của thí sinh đã được các chuyên gia trong ban tư vấn giải đáp.
Một học sinh tỏ ra lo ngại khi dự kiến đăng ký ngành sư phạm: “Hiện nay nhu cầu ngành sư phạm như thế nào? Khả năng tìm việc làm ra sao vì em thấy nhiều anh chị học sư phạm xong thì không xin được việc?”.
Thành viên ban tư vấn cho biết do hiện nay có nhiều nguồn đào tạo nên số lượng sinh viên ra trường nhiều, một số chưa bố trí được việc làm. Tuy nhiên vấn đề này sẽ được giải quyết trong thời gian tới. Riêng tại Tiền Giang, hàng năm UBND tỉnh Tiền Giang và Sở GD-ĐT đều khảo sát nhu cầu trên địa bàn và có chỉ tiêu cụ thể gia cho các trường, căn cứ trên số đó mà Trường ĐH Tiền Giang đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh.
Dự kiến sẽ thi vào ngành luật, em Minh Ngọc (Trường THPT Chuyên Tiền Giang) đặt câu hỏi với đại diện trường ĐH Luật TP.HCM: “Em nghe nói thi vào trường Đại học Luật TP.HCM không cần phải đăng ký chuyên ngành luật ngay từ đầu có phải không?”.
Th.S Lê Văn Hiền (phó Trưởng Phòng đào tạo Đại học Luật TP.HCM) nói: “Thông tin không chọn chuyên ngành ngay ban đầu là không chính xác. Ngay từ khi đăng ký thí sinh phải đăng ký ngành học và khoa”.
Ông Hiền cũng cho biết điểm khác biệt trong cách tuyển sinh của trường ĐH Luật TP.HCM so với các trường khác là ngoài việc xét tuyển dựa trên điểm thi của kỳ thi THPT Quốc gia, kết quả học bạ, trường còn căn cứ trên kết quả bài kiểm tra năng lực đối với thí sinh.
Trường ĐH Luật sẽ tuyển sinh căn cứ kết quả xét tuyển (điểm trung bình chung của 3 môn thuộc tổ hợp các môn xét tuyển ở 6 học kỳ THPT và điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia của 3 môn thuộc tổ hợp các môn xét tuyển) và điểm của bài kiểm tra năng lực thí sinh đạt được. Trường sẽ định ra mức điểm chuẩn xét tuyển vào trường theo từng ngành.
Bài thi kiểm tra năng lực không đòi hỏi kiến thức của một môn nào nên thí sinh không cần phải ôn tập. Đó là kiến thức mà học sinh tích lũy trong quá trình học và trưởng thành. Bài kiểm tra năng lực bao gồm kiểm tra kỹ năng sử dụng tiếng Việt, kiểm tra kiến thức xã hội tổng hợp, tư duy logic và khả năng lập luận của thí sinh.
Mở đầu buổi tư vấn, PGS.TS Trần Văn Nghĩa (phó cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT) đã phổ biến các thông tin về việc đổi mới thi cử của Bộ GD-ĐT năm 2015.
Thời gian nộp hồ sơ đăng ký các môn thi của kỳ thi THPT quốc gia năm nay dự kiến từ ngày 1-4 và kết thúc vào 30-4. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi tại trường THPT của mình hoặc Trung tâm GDTX. Thí sinh tự do sẽ đăng ký theo quy định của Sở GD-ĐT ở địa phương.
Ông Nghĩa lưu ý, thí sinh làm hồ sơ dự thi cần chú ý đến phần thông tin cá nhân phải điền theo phần mục đích dự thi bao gồm Tốt nghiệp THPT và xét ĐH-CĐ, Tốt nghiệp THPT, xét ĐH-CĐ.
Đối với thí sinh xét tốt nghiệp THPT chỉ cần đăng ký thi bốn môn (ba môn bắt buộc và một môn tự chọn). Thí sinh thi để xét ĐH-CĐ ngoài bốn môn này thì phải đăng ký thêm các môn khác phù hợp với ngành mình muốn học và năng lực bản thân. Đối với thí sinh tự do thì chỉ đăng ký những môn liên quan thi ĐH-CĐ.
Về cách thức ra đề thi, thí sinh không phải lo lắng khi ôn tập vì nội dung thi không nằm ngoài chương trình học, chủ yếu vẫn là chương trình lớp 12. Đề thi sẽ có phần đại trà cho các thí sinh, bên cạnh đó là phần nội dung để phân hóa thí sinh nhằm đảm bảo chất lượng tuyển sinh. Môn ngoại ngữ sẽ có phần thi tự luận với cách thức ra đề tương tự như kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014.
Ngoài ra, thí sinh lưu ý năm nay sẽ phải thi theo cụm thi. Tất cả các đối tượng dự thi đều có quyền đăng ký vào cụm thi liên trường do các trường ĐH chủ trì và phối hợp với các Sở GD-ĐT. Đặc biệt thí sinh nào muốn sử dụng kết quả thi THPT Quốc gia để xét tuyển ĐH-CĐ thì bắt buộc dự thi cụm thi này. Đối với thí sinh chỉ sử dụng kết quả để xét tốt nghiệp THPT thì Sở GD-ĐT trình UBND tỉnh tổ chức thi tại trường hoặc liên trường.
Ông Nghĩa nhấn mạnh: “Với thay đổi mới trong quy chế tuyển sinh, thí sinh được quyền chọn tối đa 8 môn dự thi, tuy nhiên nên cân nhắc chọn tổ hợp môn thi thích hợp để bố trí thời gian ôn tập, tránh phân tán năng lực. Thêm một lưu ý nữa là dù đăng ký sau khi có điểm thi nhưng các em phải xác định thi vào ngành gì ngay bây giờ để có thể xác định môn thi mà tập trung ôn tập”.
Một học sinh thắc mắc: “Việc nộp và rút hồ sơ sẽ như thế nào? Chúng em có bị giới hạn việc rút hồ sơ?”.
Trả lời vấn đề này, TS Trần Thế Hoàng (trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) nói: “Năm nay Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường cứ ba ngày phải cập nhật danh sách thí sinh theo thứ tự điểm số. Nếu như trước đây các em mù mờ thì giờ có thể xem được mình đang đứng ở thứ mấy.
Nếu thấy thứ hạng mình quá thấp thì trong thời hạn quy định của Bộ các em cân nhắc và rút hồ sơ để đăng ký ở một trường phù hợp hơn. Thí sinh phải cân nhắc thật kỹ, nghiên cứ kỹ trên website của các trường rồi mới quyết định rút hồ sơ hay không. Và nếu muốn rút thì chịu khó đến trực tiếp trường sẽ rút hồ sơ nhanh và đảm bảo hơn. Các trường ĐH sẽ tạo điều kiện để các em rút hồ sơ. Nhà trường không hạn chế việc rút hồ sơ của thí sinh”.
Một thí sinh khác băn khoăn: “Năm nay thí sinh Tiền Giang thi đại học ở đâu? Năm nay tỉnh có tổ chức cụm thi hay không?”.
Ông Nguyễn Phương Toàn (phó trưởng phòng Giáo dục trung học-Sở GD-ĐT Tiền Giang) cho biết hiện nay vẫn chưa có văn bản chính thức về việc này nhưng dự kiến sẽ tổ chức cụm thi tại Tiền Giang cho học sinh hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
Tổng số thí sinh của hai tỉnh trên 20.000 thí sinh nên trường ĐH Tiền Giang sẽ chủ trì phối hợp với Sở GD-ĐT bố trí địa điểm. Chủ yếu các địa điểm thi bố trí ở trung tâm thành phố Mỹ Tho, nếu không đủ sẽ bố trí sang các trường ở các huyện lân cận như Châu Thành, Chợ Gạo.Thi vào trường Luật phải thực hiện bài kiểm tra năng lực
Ở phần tư vấn chuyên sâu cho học sinh các trường, nhiều thắc mắc của thí sinh đã được các chuyên gia trong ban tư vấn giải đáp.
Một học sinh tỏ ra lo ngại khi dự kiến đăng ký ngành sư phạm: “Hiện nay nhu cầu ngành sư phạm như thế nào? Khả năng tìm việc làm ra sao vì em thấy nhiều anh chị học sư phạm xong thì không xin được việc?”.
Thành viên ban tư vấn cho biết do hiện nay có nhiều nguồn đào tạo nên số lượng sinh viên ra trường nhiều, một số chưa bố trí được việc làm. Tuy nhiên vấn đề này sẽ được giải quyết trong thời gian tới. Riêng tại Tiền Giang, hàng năm UBND tỉnh Tiền Giang và Sở GD-ĐT đều khảo sát nhu cầu trên địa bàn và có chỉ tiêu cụ thể gia cho các trường, căn cứ trên số đó mà Trường ĐH Tiền Giang đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh.
Dự kiến sẽ thi vào ngành luật, em Minh Ngọc (Trường THPT Chuyên Tiền Giang) đặt câu hỏi với đại diện trường ĐH Luật TP.HCM: “Em nghe nói thi vào trường Đại học Luật TP.HCM không cần phải đăng ký chuyên ngành luật ngay từ đầu có phải không?”.
Th.S Lê Văn Hiền (phó Trưởng Phòng đào tạo Đại học Luật TP.HCM) nói: “Thông tin không chọn chuyên ngành ngay ban đầu là không chính xác. Ngay từ khi đăng ký thí sinh phải đăng ký ngành học và khoa”.
Ông Hiền cũng cho biết điểm khác biệt trong cách tuyển sinh của trường ĐH Luật TP.HCM so với các trường khác là ngoài việc xét tuyển dựa trên điểm thi của kỳ thi THPT Quốc gia, kết quả học bạ, trường còn căn cứ trên kết quả bài kiểm tra năng lực đối với thí sinh.
Trường ĐH Luật sẽ tuyển sinh căn cứ kết quả xét tuyển (điểm trung bình chung của 3 môn thuộc tổ hợp các môn xét tuyển ở 6 học kỳ THPT và điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia của 3 môn thuộc tổ hợp các môn xét tuyển) và điểm của bài kiểm tra năng lực thí sinh đạt được. Trường sẽ định ra mức điểm chuẩn xét tuyển vào trường theo từng ngành.
Bài thi kiểm tra năng lực không đòi hỏi kiến thức của một môn nào nên thí sinh không cần phải ôn tập. Đó là kiến thức mà học sinh tích lũy trong quá trình học và trưởng thành. Bài kiểm tra năng lực bao gồm kiểm tra kỹ năng sử dụng tiếng Việt, kiểm tra kiến thức xã hội tổng hợp, tư duy logic và khả năng lập luận của thí sinh.
Các thầy cô trong ban tư vấn tư vấn cho học sinh tỉnh Tiền Giang trong ngày hội tư vấn tuyển sinh tại Trường ĐH Tiền Giang sáng 7-3 – Ảnh: Quang Định |
Toàn cảnh buổi tư vấn tuyển sinh tại ĐH Tiền Giang sáng 7-3 – Ảnh: Như Hùng |
PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi – Phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y Dược TP.HCM tư vấn chuyên sâu cho các học sinh – Ảnh: Quang Định |
Theo Tuổi Trẻ