ĐỀ ÁN TỰ CHỦ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2014-2016

Trường ĐH Đại Nam công bố Đề án tự chủ tuyển sinh ĐH, CĐ giai đoạn 2014 – 2016 để lấy ý kiến đóng góp. Theo đó, trường thực hiện 2 phương thức tuyển sinh, xét tuyển theo “3 chung” và xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT dựa vào kết quả học tập bậc THPT.

ĐỀ ÁN TỰ CHỦ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG GIAI ĐOẠN 2014-2016

I. Cơ sở pháp lý, mục đích và nguyên tắc chọn phương án tuyển sinh

1. Cơ sở pháp lý

– Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;

– Luật Giáo dục Đại học;

– Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 09 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020;

– Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020”.

– Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

– Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2011-2012;

– Công văn số 2955 /KTKĐCLGD ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tuyển sinh riêng vào đại học và cao đẳng hệ chính quy;

– Dự thảo Quy định về tuyển sinh đại học và cao đẳng hệ chính quy giai đoạn 2014-2016 ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo,

2. Mục đích của phương án tuyển sinh

– Lựa chọn được nguồn sinh viên nhập học có chất lượng và phù hợp với nhu cầu, điều kiện của nhà trường thông qua việc sử dụng kết quả thi tuyển sinh ba chung và đánh giá năng lực người học theo quá trình.

– Đảm bảo tính khách quan, công bằng, không phát sinh tiêu cực;

– Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực, đội ngũ cán bộ giảng viên, cơ sở vật chất đã được Hội đồng quản trị Trường Đại học Đại Nam đầu tư;

– Thực hiện chuyển dần phương thức tuyển sinh chung sang phương thức tuyển sinh riêng theo tinh thần tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học.

3. Nguyên tắc lựa chọn phương án tuyển sinh

– Đảm bảo các nguyên tắc quy định tại khoản 1, Điều 1, Dự thảo Quy định tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy giai đoạn 2014 – 2016 và các quy định tại Điều 34, Luật Giáo dục Đại học.

– Đảm bảo lộ trình đổi mới công tác tuyển sinh và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch.

– Đảm bảo chất lượng và chỉ tiêu tuyển sinh đối với các ngành đào tạo.

– Phù hợp với các điều kiện về nguồn lực con người và cơ sở vật chất của Nhà trường

II. Phương án tuyển sinh

1. Phương thức tuyển sinh

Trường Đại học Đại Nam thực hiện hai phương thức tuyển sinh như sau:

– Thi và sử dụng kết quả thi đại học và cao đẳng chính quy theo hình thức ba chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo

– Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT dựa vào kết quả học tập bậc THPT.

Nguồn tuyển: Tuyển sinh trong cả nước

1.1. Thi và sử dụng dựa vào kết quả thi đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hình thức ba chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.1.1. Tiêu chí xét tuyển:

Việc xét tuyển sinh dựa vào các tiêu chí sau:

a) Thí sinh thi đại học, cao đẳng hệ chính quy theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Kết quả thi từ điểm sàn trở lên tương ứng với từng khối thi bậc đại học, cao đẳng, không có môn nào bị điểm 0;

c) Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh theo quy định hiện hành theo đối tượng và khu vực;

d) Thí sinh nộp hồ sơ, lệ phí đăng ký xét tuyển theo quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

e) Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh được xác định, kết quả thi của thí sinh và chính sách ưu tiên, Trường xét trúng tuyển vào các ngành đào tạo của trường.

1.1.2. Chỉ tiêu và ngành thi, xét tuyển:

Trường Đại học Đại Nam dự kiến dành 600 chỉ tiêu (500 chỉ tiêu đại học và 100 chỉ tiêu cao đẳng) để xét tuyển dựa vào kết quả thi đại học, cao đẳng hệ chính quy theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

TT

Ngành học

Mã ngành

Khối thi

Chỉ tiêu

Các ngành đào tạo đại học

500

1

Kỹ thuật công trình xây dựng

(Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp)

D580201

A, A1

50

2

Công nghệ Thông tin

D480201

A, A1, D1

50

3

Kiến trúc

D580102

V

80

4

Quản trị Kinh doanh

D340101

A, A1, D1,2,3,4

50

5

Kế toán (Chuyên ngành Kế toán; Kiểm toán)

D340301

50

6

Tài chính ngân hàng (Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp; Ngân hàng thương mại)

D340201

50

7

Dược học (Dược sĩ đại học)

D720401

A, B

100

8

Quan hệ công chúng – truyền thông

D360708

A,A1, C,D1,2,3,4

50

9

Ngôn ngữ Anh (Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại; Biên- Phiên dịch;)

D220201

D1

20

Các ngành đào tạo cao đẳng

100

1

Công nghệ thông tin

C480201

A, A1, D1

30

2

Kế toán

C340301

A, A1, D1,2,3,4

40

3

Tài chính ngân hàng

C340201

30

1.1.3. Điều kiện và nguyên tắc xét tuyển để đảm bảo chất lượng nguồn tuyển:

a) Thí sinh có kết quả thi từ điểm sàn trở lên, không có môn thi nào bị điểm 0;

b) Không nhân hệ số điểm môn thi, trước khi xây dựng biên bản điểm trúng tuyển (điểm trúng tuyển không nhân hệ số);

c) Chỉ xét tuyển những thí sinh nộp đăng ký xét tuyển vào trường với hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và đúng quy định;

d) Điểm trúng tuyển của đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển của đợt xét tuyển trước;

e) Nguyên tắc xét tuyển chung là: lấy thí sinh có kết quả thi cao trở xuống cho đủ chỉ tiêu đã xác định.

1.1.4. Lịch tuyển sinh, phương thức đăng ký tuyển sinh, chính sách ưu tiên tuyển sinh và lệ phí tuyển sinh:

Thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.2. Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT dựa vào kết quả học tập bậc trung học phổ thông.

1.2.1. Tiêu chí xét tuyển:

– Tốt nghiệp THPT

– Tổng điểm ba môn theo khối thi của học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 10; học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 (05 học kỳ) đối với thí sinh dự tuyển hệ Đại học đạt 90,0 điểm trở lên, đối với thí sinh dự tuyển hệ Cao đẳng đạt 80,0 điểm trở lên.

– Hạnh kiểm lớp 12 xếp loại Khá trở lên.

1.2.2. Chỉ tiêu và ngành xét tuyển:

Trường Đại học Đại Nam dự kiến dành 800 chỉ tiêu (700 chỉ tiêu đại học và 100 chỉ tiêu cao đẳng) để xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT dựa vào kết quả học tập bậc trung học phổ thông với các ngành sau:

TT

Ngành học

Mã ngành

Khối thi

Tổng chỉ tiêu

Các ngành đào tạo đại học

700

1

Kỹ thuật công trình xây dựng

(Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp)

D580201

A, A1

80

2

Công nghệ Thông tin

D480201

A, A1, D1

80

3

Quản trị Kinh doanh

D340101

A, A1, D1,2,3,4,

80

4

Kế toán (Chuyên ngành Kế toán; Kiểm toán)

D340301

100

5

Tài chính ngân hàng (Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp; Ngân hàng thương mại)

D340201

100

6

Dược học (Dược sĩ đại học)

D720401

A, B

150

7

Quan hệ công chúng – truyền thông

D360708

A,A1, C,D1,2,3,4,

80

8

Ngôn ngữ Anh (Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại; Biên- Phiên dịch;)

D220201

D1

30

Các ngành đào tạo cao đẳng

100

1

Công nghệ thông tin

C480201

A, A1, D1

30

2

Kế toán

C340301

A, A1, D1,2,3,4,

40

3

Tài chính ngân hàng

C340201

30

1.2.3. Tiêu chí xét tuyển

a. Điểm xét tuyển:

Trong đó:

là điểm trung bình chung của môn tham gia xét tuyển thứ i;

là điểm môn tham gia xét tuyển ở môn i học kỳ j;

i = 1,2,3 tương ứng với thứ tự các môn xét tuyển;

j=1,2,3,4,5 tương ứng với học kỳ 1, 2 lớp 10, học kỳ 1, 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12.

Điểm ưu tiên: được tính theo quy định trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy hiện hành.

b. Tiêu chí xét tuyển: Lấy điểm từ cao xuống đến hết chỉ tiêu của các ngành.

1.2.4. Quy trình xét tuyển:

a. Hồ sơ xét tuyển gồm:

– Đơn xin xét tuyển (theo mẫu của Đại học Đại Nam).

– Học bạ THPT (phô tô công chứng).

– Bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (phô tô công chứng).

– 02 Phong bì dán tem và ghi rõ địa chỉ của người nhận.

b. Thời gian, phương thức và địa điểm nhận hồ sơ:

* Thời gian:

– Đợt 1: Từ 14/3/2014 – 5/5/2014

Đối với thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT sẽ nộp bổ sung Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (phô tô công chứng) từ ngày 25/6/2014 – 10/07/2014.

– Đợt 2: Từ 15/7/2014 – 15/8/2014

– Đợt 3:Từ 16/8/2014 – 15/9/2014

– Đợt 4:Từ 16/9/2014 – 15/10/2014

* Địa điểm: Phòng Đào tạo – Trường Đại học Đại Nam, 56 – Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nôi.

* Phương thức:

– Nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo – Trường Đại học Đại Nam.

– Gửi phát nhanh qua bưu điện về: Hội đồng tuyển sinh – Trường Đại học Đại Nam, 56 – Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nôi. Số điện thoại: 04.3555 77 99

1.2.5. Chính sách ưu tiên và lệ phí xét tuyển:

– Chính sách ưu tiên: thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; thí sinh thuộc diện ưu tiên được cộng điểm ưu tiên theo mức điểm được hưởng vào tổng điểm chung để xét tuyển.

– Lệ phí tuyển sinh: thực hiện theo quy định hiện hành.

2. Phân tích ưu, nhược điểm của phương án xét tuyển, xét tuyển kết hợp thi tuyển

Ưu điểm của phương án :

– Giảm việc gây áp lực trong thi tuyển sinh đại học, cao đẳng cho thí sinh;

– Đáp ứng nguồn nhân lực và các ngành nghề mà xã hội đang cần.

– Việc sử dụng đồng thời 2 phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả thi ba chung và xét tuyển theo kết quả học tập THPT là cơ hội để trường phân tích, so sánh hiệu quả của hai phương thức tuyển sinh làm cơ sở có những điều chỉnh cho năm sau tiến tới tự chủ tuyển sinh vào năm 2017.

– Khai thác tốt tiềm năng về đội ngũ và cơ sở vật chất của Nhà trường trong công tác tuyển sinh.

– Tiết kiệm chi phí cho gia đình thí sinh và nhà trường trong công tác tuyển sinh.

Nhược điểm là: Tồn tại số lượng hồ sơ ảo khi xét tuyển vì thí sinh có thể đồng thời nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển và hồ sơ đăng ký dự thi.

3. Điều kiện thực hiện:

3.1. Đội ngũ giảng viên cơ hữu đến ngày 31/12/2013: 181 người

Giáo sư

Phó Giáo sư

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

2

14

42

72

51

3.2. Cơ sở vật chất đến ngày 31/12/2013: 21.640 m2

Hạng mục

Diện tích sàn xây dựng(m2)

a) Hội trường, giảng đường, phòng học các loại

16. 361

b) Thư viện, trung tâm học liệu

340

c) Phòng thí nghiệm, phòng thực hành, nhà tập đa năng, xưởng thực tập

6. 670

Tổng cộng

21.640 m2

Trường Đại học Đại Nam đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất quy định tại Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ngày 02/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

III. Tổ chức thực hiện

1. Công tác chuẩn bị tuyển sinh:

a) Căn cứ quy định của Qui chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tuyển sinh, trường ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh.

Hội đồng tuyển sinh của trường do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo làm chủ tịch Hội đồng. Hội đồng tuyển sinh chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo toàn bộ hoạt động tuyển sinh của trường.

Hội đồng tuyển sinh có các Ban giúp việc: Ban thư ký, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi, Ban cơ sở vật chất; Ban xét tuyển; …

b) Trường thông báo công khai trên trang thông tin điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng phương án tuyển sinh.

Thông tin tuyển sinh của các trường bao gồm: tên trường, ký hiệu trường, địa chỉ liên hệ, trình độ đào tạo, ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, khối thi/xét tuyển, môn thi/xét tuyển, thời gian xét tuyển, vùng tuyển và các thông tin khác liên quan khác.

c) Ban hành các Quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh, các Ban giúp việc Hội đồng; các văn bản quy định, hướng dẫn về công tác tuyển sinh; mẫu hồ sơ đăng ký xét tuyển sinh;

d) Chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, văn phòng phẩm, … cho việc tổ chức xét tuyển sinh.

2. Tổ chức thi tuyển và xét tuyển

Hiệu trưởng ra quyết định thành lập HĐTS và các ban giúp việc HĐTS để điều hành các công việc liên quan đến công tác tuyển sinh.

a. Thành phần của HĐTS :

– Chủ tịch: Hiệu trưởng

– Phó Chủ tịch: Phó Hiệu trưởng

– Các uỷ viên: Một số Trưởng/Phó phòng, khoa.

b. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐTS trường

– HĐTS thực hiện công tác tuyển sinh theo đề án tuyển sinh của Trường Đại học Đại Nam đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo xác nhận.

– HĐTS có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thực hiện các khâu:

* Tổ chức thi tuyển và sử dụng kết quả thi tuyển sinh ba chung: theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

* Tổ chức xét tuyển: tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh; xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng của trường (đối với thí sinh không tham gia kỳ thi 3 chung của Bộ GD&ĐT).

* Thực hiện nghiêm túc Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định của nhà trường về xét tuyển;

* Thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh, lệ phí xét tuyển;

* Tổng kết công tác tuyển sinh; quyết định khen thưởng, kỷ luật theo quy định;

* Truyền dữ liệu tuyển sinh về Bộ GD&ĐT theo quy định; báo cáo kịp thời kết quả công tác tuyển sinh cho Bộ GD&ĐT và cơ quan chủ quản.

c. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch HĐTS:

– Ra quyết định thành lập bộ máy giúp việc cho HĐTS trường.

– Phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy chế Tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, Phương thức xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng của trường.

– Quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ các mặt công tác liên quan đến tuyển sinh;

– Báo cáo kịp thời với Bộ GD&ĐT và cơ quan chủ quản về công tác tuyển sinh của trường;

3. Thanh tra, kiểm tra, giám sát tuyển sinh, giải quyết khiếu nại tố cáo:

Trường thành lập Ban thanh tra tuyển sinh trực thuộc hiệu trưởng, gồm những cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín với đồng nghiệp và có kinh nghiệm trong công tác thanh tra, nhất là thanh tra tuyển sinh. Ban thanh tra tuyển sinh của trường chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh; kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm và đề xuất các hình thức xử lý theo đúng quy định.

Phối hợp với Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan bảo vệ an ninh nội bộ tổ chức tốt việc giám sát, thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh.

Giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến công tác tuyển sinh theo quy định của nhà nước.

4. Chế độ thông tin báo cáo

Thực hiện chế độ thông tin trước, trong và sau khi kết thúc tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Phối hợp với các đơn vị, ban ngành địa phương, cơ quan báo chí truyền thông, tổ chức công tác tư vấn tuyển sinh, thi tuyển và xét tuyển.

IV. Lộ trình và cam kết của trường

1. Lộ trình

Năm 2014, 2015, 2016:

– Trường Đại học Đại Nam tổ chức tuyển sinh theo hai phương thức:

+ Tổ chức thi và sử dụng kết quả thi tuyển sinh đại học và cao đẳng chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT của thí sinh.

Năm 2017:

Tự chủ hoàn toàn tuyển sinh đại học, cao đẳng.

2. Cam kết

– Tổ chức tuyển sinh theo quy định của Quy chế và dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Thực hiện nghiêm túc, an toàn, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh.

– Tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho các thí sinh tham gia đăng ký thi tuyển xét tuyển, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan và không có tiêu cực.

– Công bố rộng rãi, công khai các thông tin về hoạt động tuyển sinh của Trường để xã hội, phụ huynh và thí sinh theo dõi, giám sát.

– Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời. Kết thúc kỳ tuyển sinh năm 2014, Đại học tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Xử lí nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật các hiện tượng tiêu cực, hành vi vi phạm Quy chế.

HIỆU TRƯỞNG

PGS. TS Phan Trọng Phức

Pin It

Để lại bình luận

Your email address will not be published.

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*