thầy giáo, thầy thuốc không còn cao quý khi xã hội hoá Y tế Giáo dục?

Nhà giáo, Thầy thuốc vốn được xã hội tôn vinh là những nghề cao quý nay làm việc trong môi trường “Xã hội hóa Y tế Giáo dục” khiến Thầy thuốc cũng phải cạnh tranh.

Xã hội hoá Giáo dục – Y tế là gì?

Xã hội hoá là vận động các tổ chức, cá nhân trong toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp Giáo dục – Y tế nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ của Nhân dân. Xã hội hoá chính là đa dạng hoá các hình thức hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục và Y tế của các tổ chức không phải của Nhà nước nhưng hoạt động trong khuôn khổ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Xã hội hoá chính là chủ trương tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân bình đẳng tham gia vào các hoạt động kinh doanh Y tế – Giáo dục khi Việt Nam gia nhập WTO và phải cam kết coi Giáo dục – Y tế Việt Nam là một ngành dịch vụ tức là được kinh doanh có điều kiện.

Chủ trương Xã hội hoá Y tế – Giáo dục ở Việt Nam chính là phát huy các nguồn nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội để sử dụng có hiệu quả trong việc phát triển Giáo dục – Y tế chất lượng cao hơn trong khi Nhà nước chưa đủ kinh phí cho các hoạt động này. Thực hiện xã hội hoá các hoạt động Giáo dục – Y tế cũng là để thực hiện chính sách công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước. Công bằng xã hội tức là mọi cá nhân và tổ chức đều được quyền đóng góp, cống hiến cho xã hội. Thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực Giáo dục – Y tế chính là quan điểm đúng đắn về công bằng xã hội chính theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chính từ chủ trương xã hội hoá Giáo dục – Y tế nhiều Trường ĐH- CĐ tư thục đã được thành lập và hoạt động theo Luật Giáo dục. Như vậy cái “được” của xã hội hoá Giáo dục – Y tế đó chính là chúng ta đã tăng thêm nguồn lực để xây dựng các Trường học – Bệnh viện ngày càng khang trang hơn, thành quả đó người dân được hưởng thụ từ việc vào viện khám chữa bệnh được phục vụ chu đáo khi sử dụng các “dịch vụ tự nguyện” hay đã triệt tiêu tiêu cực trong việc tuyển sinh của các Trường Đại học – Cao đẳng Y tế khi mà có quá nhiều trường để thí sinh có thể lựa chọn. Từ chỗ phải xin đi học nay thí sinh được “chào mời” đi học do nguồn tuyển sinh có hạn mà số Trường ĐH và CĐ tư thục mọc lên ngày càng nhiều dẫn tới việc cạnh tranh sống còn với hệ thống Trường Cao đẳng Y tế công lập.

 

Chính việc xã hội hoá Y tế – Giáo dục đã khiến người dân được hưởng lợi do có cạnh tranh, xoá bỏ độc quyền nhưng nó cũng đã khiến nhiều Trường học – Bệnh viện thiếu học sinh hay thiếu người bệnh do thái độ phục vụ vẫn kiểu bao cấp, chất lượng dịch vụ thấp khiến người dân tìm đến hệ thống Giáo dục – Y tế tư nhân. Ở đó có “tiền” sẽ được hưởng dịch vụ theo đúng giá trị.

Hình ảnh người làm Nghề Y – Nghề giáo vốn gắn với sự thanh cao, không “ám mùi” tiền bạc. Nhưng làm việc trong môi trường xã hội hoá Y tế – Giáo dục thì người Thầy thuốc đã phần nào đánh mất đi hình ảnh thanh tao của mình khi phải hoàn thành công việc được giao như “kê đơn” thuốc loại đắt tiền hoặc không cần thiết còn Thầy giáo thì phải “nịnh” học sinh vì sợ làm “rắn” học sinh bỏ học khiến Nhà trường mất nguồn thu học phí. Mà mất nguồn thu học phí thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền của người Thầy giáo – Thầy thuốc.

Vậy tại sao bạn lại chọn học Y, Mầm non, Sư Phạm và Dược mà không học ngành khác?

Hiện nay nghề spa cũng là một trong những nghề thuộc hệ thống chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, một chuyên gia spa thực thụ cần am hiểu rất nhiều kiến thức về y khoa, về da liễu, về thực phẩm và dinh dưỡng để giúp tư vấn khách hàng của mình hiệu quả, như ăn thực phẩm gì trong quá trình điều trị, mỗi người có cơ địa khác nhau nên thực phẩm cũng phải khác nhau, như vậy với đạt được hiệu quả tốt nhất.

Để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực Spa, hãy đăng ký học khóa học “Tạo mẫu và Chăm Sóc Sắc Đẹp” bạn sẽ có cơ hội trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Spa.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ: Thầy Mạnh 0904991997 / 0439955533 để được tư vấn về khóa học.

Chúc các bạn thành công

Pin It

Để lại bình luận

Your email address will not be published.

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*