Ngành ngân hàng

Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính, được phép nhận tiền gửi để cho vay cung ứng dịch vụ thanh toán và các dich vụ khác.

index1

Hoạt động chính của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ (tức là đi vay để cho vay lãi). Cũng giống như các tổ chức kinh doanh hoạt động trên cơ sở thu lợi nhuận từ chênh lệch giữa giá mua thấp hơn và giá bán ra cao hơn, ngân hàng thực hiện việc kinh doanh của mình với một loại hàng hoá đặc biệt: đồng tiền.

Ngân hàng thương mại còn là trung gian thanh toán giữa người bán và người mua dựa trên tài khoản tại ngân hàng.

·        Các nghiệp vụ ngân hàng và một số công việc trong ngành ngân hàng

Thế giới của ngành ngân hàng vô cùng rộng lớn. Về đại thể, nghiệp vụ ngân hàng được chia làm hai loại, tuỳ thuộc vào chủ thể thực hiện là Ngân hàng Nhà nước hay ngân hàng thương mại.

  • NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

– Nghiệp vụ phát hành tiền: Là một trong những nhiệm vụ đặc trưng của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm in ấn, phát hành, quản lý và thu hồi tiền trong lưu thông.

– Nghiệp vụ thanh tra: thể hiện rõ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng nhà nước về hoạt động ngân hàng. Công việc này đòi hỏi phải tiến hành giám sát thường xuyên việc thực hiện quy chế, chấp hành pháp luật của các đối tượng có hoạt động ngân hàng, giải quyết đơn từ, khiếu nại liên quan.

– Nghiệp vụ kiểm soát nội bộ: kiểm tra, giám sát các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, tình hình thực hiện nhiệm vụ, chức năng của các đơn vị và việc chấp hành pháp luật, chính sách chế độ trong nội bộ Ngân hàng Nhà nước.

– Nghiệp vụ ngoại hối: mua một đồng tiền trên thị trường ngoại hối tại một thời điểm, rồi bán ra đồng tiền đó trong một thời điểm khác nhằm góp phần làm tỉ giá tại các thị trường trở nên cân bằng.

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

– Nghiệp vụ tín dụng: huy động tiền vốn từ người gửi tiền và cho vay hoặc đầu tư với mục đích hưởng lợi nhuận qua chênh lệch lãi suất. Lúc này, ngân hàng đóng vai trò trung gian giữa người có vốn và người cần vốn.

– Nghiệp vụ đầu tư tài chính: tham gia thị trường chứng khoán, sử dụng các nguồn vốn đầu tư vào việc mua các chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…) như một nhà đầu tư.

– Nghiệp vụ thanh toán: thực hiện chi trả bằng tiền liên quan đến mua bán, hàng hoá hay dịch vụ giữa các bên đã thoả thuận với ngân hàng.

– Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối: mua bán các đồng tiền khác nhau trên thị trường ngoại hối để phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, thu lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá mua bán và đầu cơ…

Với chuyên môn về ngân hàng, bạn có thể tham gia vào các công việc:

  • Làm công tác tín dụng, thanh toán, đầu tư tài chính, kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, kho quỹ.

  • Làm công tác thanh tra, giám sát, pháp chế, quản lý, xây dựng chính sách tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương.

  • Làm công tác tín dụng, ngân quỹ tại các quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.

  • Làm công tác tư vấn, kinh doanh chứng khoán tại các công ty chứng khoán.

·        Điều kiện làm việc

Nhân viên ngân hàng chủ yếu làm việc trong văn phòng tiện nghi thoải mái. Tùy thuộc vào công việc chuyên môn, họ cũng thường xuyên đi ra ngoài để giao dịch với khách hàng, các đối tác. Đây là nghề nghiệp nhiều cám dỗ, đòi hỏi sự trung thực và bản lĩnh vững vàng. Cơ hội làm việc trong ngành ngân hàng khá rộng mở, những người muốn làm trong ngành này có thể tìm thấy vị trí của mình tại:

  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Trụ sở chính tại Hà nội, cùng 64 chi thánh ngân hàng tại các tỉnh thành trong cả nước và 5 doanh nghiệp trực thuộc.

  • Quỹ Tín dụng Nhân Dân Trung ương với 24 chi nhánh ở các tỉnh, thành phố và 898 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. 5 ngân hàng thương mại quốc doanh với hàng trăm chi nhánh cấp 1, cấp 2 tại các tỉnh thành trong cả nước. Ngân hàng chính sách với 64 chi nhánh cấp tỉnh và 587 phòng giao dịch cấp huyện. 25 ngân hàng cổ phần đô thị. 12 ngân hàng cổ phần nông thôn. 27 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. 5 ngân hàng liên doanh với 16 chi nhánh trên cả nước. 5 công ty tài chính. 8 công ty cho thuê tài chính. 40 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (theo số liệu thống kê năm 2005).

·        Phẩm chất và kỹ năng cần thiết

  • Có năng khiếu về các môn tự nhiên, đặc biệt là môn toán

  • Trung thực

  • Cần cù cẩn trọng, tỉ mỉ, chính xác

  • Khả năng ngoại ngữ, sử dụng thành thạo ví tính

  • Năng lực giao tiếp tốt

  • Sức khoẻ tốt

·        Một số địa chỉ đào tạo

Bên cạnh những trường chuyên về Tài chính – Ngân hàng, hầu hết các trường đào tạo kinh tế đều có khoa Tài chính – Ngân hàng. Đây là điều kiện thuận lợi của bạn khi tìm học ngành này.

Bạn có thể học về ngân hàng tại:

Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh, Khoa Kinh Tế (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh), Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh Tế (Đại học Huế), Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Đà Nẵng), Trường Đại học Quy Nhơn.

Ngoài ra, còn có rất nhiều trường cao đẳng trong cả nước có đào tạo ngành tài chính kế toán mà bạn có thể hướng tới.

Pin It

Để lại bình luận

Your email address will not be published.

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*