Bộ sẽ điều chỉnh tuyển sinh

Trả lời phỏng vấn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết năm sau Bộ sẽ bàn bạc lại với các trường để có thể ứng dụng công nghệ thông tin tốt hơn trong xét tuyển, giúp thí sinh không phải chạy đi chạy lại vất vả như năm nay.

Thí sinh chỉ đăng ký tuyển sinh qua mạng

Điều gì mà Bộ thấy cần phải rút kinh nghiệm để làm tốt hơn nếu những năm sau vẫn thực hiện phương thức xét tuyển như năm nay?
 
Năm đầu tiên thực hiện kỳ thi để lấy kết quả xét tuyển ĐH, CĐ, mặc dù đã tính toán rất kỹ càng nhưng đúng là có những vấn đề Bộ không thể quyết định theo ý muốn chủ quan của mình được. Ví dụ, thời gian xét tuyển đợt này 20 ngày, Bộ và các trường đều thấy dài và muốn rút ngắn. Nhưng khi đưa ra thảo luận, nhiều ý kiến cho rằng cần phải kéo dài để tạo điều kiện cho những cháu vùng sâu vùng xa kịp nộp hồ sơ và thay đổi nguyện vọng xét tuyển.
Hoặc hiện có nhiều người than phiền sao không ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu xét tuyển để thí sinh (TS) không phải đến trường nộp, rút hồ sơ. Việc này Bộ đã tính toán ngay từ đầu. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ đã xây dựng phần mềm xét tuyển chung. Khi đó TS chỉ đăng ký qua mạng, đồng thời có thể thực hiện được việc đăng ký một ngành ở nhiều trường. Sau đó kết thúc thời hạn đăng ký thì Bộ chạy phần mềm cho ra kết quả rồi chuyển về các trường để gọi TS nhập học. Phần mềm đã chạy thử trên các mẫu khác nhau. Nhưng trường cho rằng như vậy là phạm tới quyền tự chủ của các trường.

Bộ đã sai về mặt pháp lý ?!

Ý kiến phản đối của các trường cũng có lý, khi mà họ đòi hỏi được tự chủ trong tuyển sinh. Vậy phải chăng cái gốc của vấn đề xét tuyển này là do Bộ đã sai về mặt pháp lý khi đứng ra điều hành việc xét tuyển cho các trường?

Gốc pháp lý là luật Giáo dục ĐH. Trong luật cho các trường tự chủ tuyển sinh nhưng Bộ GD-ĐT ban hành quy chế tuyển sinh 2015. Như vậy, những trường thực hiện tự chủ tuyển sinh có đề án tự chủ tuyển sinh, như ĐH Quốc gia Hà Nội và gần 200 trường thì cứ theo đó mà làm. Nhưng những trường tuyên bố tham gia kỳ tuyển sinh chung này, sử dụng kết quả THPT quốc gia để tuyển sinh thì buộc phải tuân thủ các quy định trong quy chế của Bộ. Anh không thể độc lập vì nó còn liên quan tới nhiều trường khác trong hệ thống. Khi anh đã vào hệ thống, anh cam kết thực hiện những quy định mà hệ thống đưa ra thì anh phải theo.
Bộ sẽ điều chỉnh tuyển sinh
Thí sinh và phụ huynh căng thẳng, mệt mỏi của trong đợt 1 xét tuyển ĐH, CĐ

 

Tất nhiên, về lý thì Bộ có thể quyết được nhưng khi một giải pháp không được nhiều trường ủng hộ ảnh hưởng tới tâm lý chung thì buộc Bộ phải cân nhắc. Sang năm, Bộ sẽ bàn bạc lại với các trường để điều chỉnh cho hài hòa giữa tự chủ của các trường và quyền lợi của TS.

Thí sinh rút hồ sơ chỉ chiếm 10% trên tổng số các trường

Theo thống kê của Bộ, việc TS rút hồ sơ ra khỏi trường điểm cao để nộp vào những trường thấp hơn chỉ diễn ra với khoảng 30 – 40 trường, nghĩa là chỉ chiếm 10% trên tổng số trường ĐH, CĐ của cả nước. Đây là những trường ĐH lớn có sức thu hút TS mạnh mẽ. Vì vậy, số lượng TS đi lại vất vả để rút hồ sơ không thể so sánh với hàng triệu lượt TS dự thi các đợt tuyển sinh ĐH, CĐ trước đây. Do đó, về tổng thể, kỳ thi THPT quốc gia với 2 mục đích đã giúp làm giảm rất lớn tốn kém cho xã hội.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga

Chỉ cần dùng mã vạch khi xét nguyện vọng bổ sung

Hôm qua, Bộ GD-ĐT gửi công văn tới các trường ĐH, CĐ và các sở lưu ý một số vấn đề trong các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung.
Thay đổi căn bản trong quy định lần này so với trước đó là TS không cần phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi khi đăng ký xét tuyển. TS chỉ cần sử dụng số mã vạch của mỗi giấy chứng nhận kết quả thi để đăng ký xét tuyển vào một trường duy nhất rồi gửi phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu) bằng một trong các phương thức sau: nộp tại sở GD-ĐT hoặc trường THPT do sở quy định; qua đường bưu điện bằng hình thức chuyển phát nhanh; nộp trực tiếp tại trường. Sau khi trúng tuyển, TS mang theo giấy chứng nhận kết quả thi để làm thủ tục nhập học tại trường.
Trong các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, sau khi đăng ký xét tuyển vào trường, TS không được thay đổi nguyện vọng và không rút hồ sơ để chuyển sang trường khác.
Pin It

Để lại bình luận

Your email address will not be published.

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*