3 giai đoạn ôn thi THPT quốc gia hiệu quả

Luyện thi trong khoảng bao lâu thì đủ? Thật ra khó để tìm ra câu trả lời chính xác cho từng người, các bạn có thể luyện một, hai tháng hoặc luyện tới trước khi tham gia kỳ thi THPT quốc gia… thời gian hoàn toàn là tuỳ thuộc vào kiến thức và kĩ năng của Bạn.

Ở giai đoạn này, để việc ôn thi THPT quốc gia đạt được hiệu quả đòi hỏi người học phải có một tiến trình phù hợp, tránh việc học chồng chéo và không có định hướng. Mặc dù chỉ còn gần 1 tháng nữa là đến kì thi THPT quốc gia. Tuy nhiên, không ít bạn vẫn chưa biết cách để sắp xếp việc học của mình một cách khoa học dẫn đến tình trạng: học ôm đồm quá nhiều nội dung; không biết bắt đầu học, ôn, luyện như thế nào;  học rất nhiều nhưng kiến thức vẫn bị hổng,… Để giúp thí sinh ôn thi hiệu quả dựa trên mục tiêu và năng lực, Chúng tôi cung cấp một số gợi ý dưới đây:

1. Hiểu rõ tiến trình ôn thi: Về cơ bản, bản chất của quá trình ôn thi được rút gọn trong 3 giai đoạn: Bao phủ – Luyện giải đề – Tổng ôn.

  • BAO PHỦ: giai đoạn học sinh thu nạp toàn bộ những kiến thức cần thiết, trọng tâm.
  • LUYỆN GIẢI ĐỀ: quá trình để thực hành những kiến thức đã học được ở giai đoạn bao phủ, qua đó từng bước rèn luyện các kĩ năng làm bài thi, phát hiện và dần khắc phục các nhược điểm.
  • TỔNG ÔN: có thể coi là giai đoạn bao phủ thứ 2, điểm khác ở đây đó chính là việc bao quát lại toàn bộ các kiến thức cốt lõi, nền tảng để tránh việc mất điểm đáng tiếc ở những câu hỏi dễ, tối đa hoá điểm bài thi.

Đa phần học sinh nếu tuân thủ tiến trình này thì việc ôn luyện sẽ hiệu quả hơn là việc đốt cháy giai đoạn hoặc nhảy cóc

 

Bạn cần xác định được năng lực và mục tiêu của mình để có kế hoạch học tập phù hợp. Nếu như tới thời điểm này, Bạn vẫn còn đang mông lung kiến thức, không biết cần ôn thi những gì, ôn thi ra sao hoặc mới chỉ nắm được 40, 50% hoặc thấp hơn kiến thức căn bản thì nên tập trung vào việc trang bị và bổ sung toàn diện kiến thức. Học theo lộ trình giáo viên đã đưa ra trong khoá học là cách để Bạn hoàn thiện kiến thức cho mình. Tuy nhiên, với hình thức học trực tuyến, Bạn có thể học nhanh những phần đã biết để tiết kiệm và dành nhiều thời gian cho phần còn thiếu hoặc chưa hiểu được bản chất.

>>> Xem thêm: Cách trình bày bài thi môn Toán để đạt điểm cao

>>> Xem thêm: Bí quyết ôn thi THPT quốc gia môn Toán

Giai đoạn luyện thông qua các đề thi sẽ chính thức bắt đầu khi Bạn đã nắm được khoảng 70% kiến thức căn bản thi THPT quốc gia

Lí do cơ bản nhất học sinh phải bước vào giai đoạn luyện đó chính là cách để thực hành những thứ đã thu nhận trước đó. Đây chính là lúc kiểm chứng khả năng của mình, có những thứ Bạn nghĩ là đã nắm chắc nhưng khi làm đề thi sẽ “vỡ lẽ” thực tế không phải như vậy. Với khóa KIT-2 các bạn sẽ được thực hành kiến thức đã học để làm bài thicụ thể. Ngoài việc tự kiểm tra kiến thức đã học thì thông qua các đề thi các bạn sẽ được giáo viên chữa đề thi và hướng dẫn các kĩ năng làm bài, phương pháp nhận diện dạng bài…

Vậy luyện đề thì trong khoảng bao lâu thì đủ? Thật ra khó để tìm ra câu trả lời chính xác cho từng người, các bạn có thể luyện một, hai tháng hoặc luyện tới trước khi thi… thời gian hoàn toàn là tuỳ thuộc vào kiến thức và kĩ năng của Bạn.

Thời điểm trước khi tham gia kỳ thi THPT quốc gia một tháng các bạn nên nhìn lại toàn bộ kiến thức mình đã có.

Suốt thời gian qua Bạn đã học được những gì? Bạn đã nắm thật vững kiến thức cơ bản chưa? Bạn đã biết kết nối, suy luận từng mảng kiến thức khác nhau hay chưa?… Nếu không dành thời gian trả lời cho những câu hỏi này, tới khi vào phòng thi có thể Bạn bị mất điểm ở những câu hỏi dễ hoặc sai lầm ngớ ngẩn để mất 0,25 – vụt mất cơ hội đỗ đại học. Chính vì thế, vào khoảng hơn 1 tháng trước khi thi Bạn nên dành thời gian ôn lại một lượt toàn bộ các kiến thức căn bản, tối đa hoá điểm số trong bài thi đại học:

Giai đoạn Tổng ôn sẽ chỉ hiệu quả khi Bạn đã nỗ lực hết sức ở hai giai đoạn trước đó và diễn ra trước kì thi THPT quốc gia khoảng 1 tháng.

Pin It

Để lại bình luận

Your email address will not be published.

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*