Phương pháp học môn Vật lý phù hợp cho học sinh trong những tháng cuối

Tùy thuộc từng năng lực mỗi em học sinh, hay tìm cho mình phương pháp và mục tiêu để đạt được kết quả tốt nhất.
1.Học sinh có học lực yếu, mất gốc kiến thức.

-Đối với những học sinh này, nên đăt mục tiêu từ 5-6 điểm (vì nếu tính 3 môn mỗi môn khoảng 5 điểm thì em vẫn có cơ hội vào các trường ở mức độ trung bình 15-18 điểm).

  • Với lực học và mục tiêu của bạn thì nên tập trung học những chuyên đề dễ “ăn điểm” trước. Những chuyên đề dễ “ăn điểm” thường tập trung tại các chương ở học kì 2 lớp 12 và các vấn đề cơ bản của 3 chương học kì 1 lớp 12.

  • Trong quá trình hoàn thành các chương học kì 2 các bạn nên học chắc để tránh vòng lại. Khoảng tầm cuối tháng 4 nên vòng trở lại ôn tập 3 chương học kì 1 để cuối tháng 4, đầu tháng 5 tập trung luyện đề.

2. Đối với những học sinh có học lực trung bình, trung bình khá.

  • Nếu điểm thi thử của bạn đạt từ 5-6 điểm, bạn nên đặt mục tiêu 7 – 8 điểm để phấn đấu các trường tốp cận trên với điểm chuẩn dao động từ 17 – 20 điểm.

  • Với lực học hiện tại và mục tiêu của bạn, bạn  nên học theo hướng khắc phục vấn đề còn yếu (có thể tự tìm bài tập, luyện tập và so sánh đáp án). Ngoài ra nên làm thêm các vấn đề ở mức độ nâng cao, các vấn đề mới.

  • Trong giai đoạn này các bạn nên lựa chọn hình thức học là luyện hệ thống đề thi chuẩn mực và chất lượng.

3. Với những học sinh có học lực khá, giỏi.

  • Bnaj nên đặt mục tiêu 9 – 10 điểm để có động lực phấn đấu các trường tốp trên.

  • Với lực học và mục tiêu của bạn thì nên học tìm các câu hỏi khó, lạ để rèn luyện thêm (các câu trong chương trình học). Các câu hỏi này thường nằm ở các chuyên đề Dao động cơ, Sóng cơ, Điện xoay chiều.

  • Bạn  cần lưu ý rằng đề tăng từ 4 lên 7 điểm dễ hơn rất nhiều việc tăng từ 8 lến 9 hoặc từ 9 lên 10. Điểm 9, 10 yêu cầu ở các bạn sự chính xác, tốc độ làm bài nhanh. Vì thế, bạn cần rèn luyện đề để rèn phản xạ tức thì đồng thời nên tự xây dựng quy trình giải nhanh riêng cho bản thân hoặc các quy tắc nhớ riêng của bản thân.

Một số mẹo làm đề thi trắc nghiệm môn Vật Lý hiệu quả
1. Một số lưu ý

Khi ôn tập, các ban cần lưu ý những nội dung kiến thức sau:

  • Hết sức tập trung vào những nội dung vừa sức và dễ lấy điểm dựa theo năng lực của mình.

  • Các dạng bài tập trọng tâm, điển hình trong đề thi mà năm nào hầu như cũng có. Để rút ra những dạng bài này, bạn có thể tham khảo Phân tích cấu trúc đề thi đại học môn Vật lí từ năm 2010 – 2014.

  • Tránh học những nội dung đã giảm tải để tiết kiệm thời gian.

Các em ở mức độ đặt mục tiêu trên 7 điểm cầ lưu ý học thêm các vấn đề nâng cao và mở rộng kiến thức xuống lớp 10 với các vấn đề cơ – điện – quang.

  1. Một số mẹo làm đề thi đạt điểm cao

Khi luyện đề bạn nên lưu ý:

  • Khi làm đề hãy tự tự bấm giờ, nên làm đề trong 60 phút để rèn áp lực (vì thực sự đối mặt với đề thi trong 60 phút đầu về cơ bản bạn  đã làm hết các câu có thể làm được và tư duy được).

  • Nghiêm cấm vừa làm vừa vào facebook, zalo, skype.. tán gẫu với bạn bè.

  • Không mở tài liệu khi đang làm. Cần tuyệt đối có kỉ luật với bản thân. Điều này không chỉ có tác dụng cho kỳ thi mà còn rèn bạn trở thành một con người có tư chất.

  • Khi làm xong đề mới mở đáp án tra, đánh dấu các câu đã đúng, đã làm được nhưng sai và chép lại các câu lạ ra cuốn vở chia ra 7 phần sưu tầm câu khó để dành lâu lâu lôi ra nghiên cứu hoặc hỏi thầy cô, bạn bè, group,…

  • Khi làm được khoảng 5 đề tự hệ thống lại bảng điểm mỗi lần để phấn đấu thêm (cứ thêm 1 câu mỗi phần thì khi tập hợp lại sẽ được 1,5 điểm tổng bài thi). Điều này sẽ tạo ra bất ngờ, nên bạn đừng coi thường. “Tích tiểu thành đại” mà.

Pin It

Để lại bình luận

Your email address will not be published.

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*