Giới thiệu về nghề marketing?

Marketing là việc nghiên cứu và tiếp cận thị trường, phát hiện ra các cơ hội kinh doanh và khai thác chúng một cách có hiệu quả. Cơ hội kinh doanh chính là các nhu cầu và ước muốn của khách hàng cần được thoả mãn. Marketing tìm cách trả lời cho câu hỏi: khách hàng cần gì, khi nào, ở đâu và sẵn sàng chi trả bao nhiêu cho nó?… Như vậy, marketing không phải là bán hàng.

Chức năng chủ yếu của marketing là thu hút và gìn giữ khách hàng, đánh bại đối thủ cạnh tranh thông qua các chiến lược marketing bao gồm nhiều hoạt động kế tiếp và có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Công việc chính của người làm marketing

Một cách khái quát nhất, công việc của người làm marketing là:

  • Nghiên cứu thị trường: nghiên cứu và dự báo xu hướng vận động của thị trường, phân tích tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô đến hoạt động marketing của doanh nghiệp.

  • Nghiên cứu và theo dõi cạnh tranh: dự báo phản ứng của các đối thủ cũng như đề xuất kế hoạch đối phó với cạnh tranh.

  • Nghiên cứu hành vi mua của người tiêu dùng: phân tích và dự đoán những phản ứng có thể có của người tiêu dùng đối với các chính sách marketing của doanh nghiệp.

  • Xây dựng và lựa chọn chiến lược marketing một cách tối ưu cho các nhóm khách hàng khác nhau.

  • Nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới nhằm đáp ứng tốt hơn mọi thay đổi từ phía nhu cầu của khách hàng.

  • Xây dựng và quản lý chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng các cấp độ nhu cầu khác nhau, các nhóm khách hàng khác nhau.

  • Xây dựng và điều chỉnh chính sách giá sản phẩm của doanh nghiệp (mức giá bán, mức hay tỷ lệ chiết khấu, giá khuyến mại…)

  • Thiết kế và quản lý hệ thống kênh phân phối sao cho sản phẩm đưa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

  • Xây dựng và triển khai các kế hoạch, chương trình khuếch trương, xúc tiến như quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng v.v…; đồng thời đánh giá hiệu quả của những kế hoạch và chương trình xúc tiến đó.

  • Xác lập và quản lý mối quan hệ với khách hàng nhằm đảm bảo thoả mãn khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm.

  • Thực hiện việc đánh giá và kiểm tra hoạt động marketing của doanh nghiệp, từ đó có những thay đổi cần thiết, và đưa ra những tư vấn hợp lý cho những người làm công tác lãnh đạo trong doanh nghiệp.

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Với chuyên môn về marketing, bạn có thể làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất (bộ phận nghiên cứu và phát triển, phòng, thị trường…); các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ: các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận v.v… Môi trường làm việc của người làm marketing rất rộng mở. Thường xuyên phải đi lại, gặp gỡ, nghiên cứu thống kê, báo cáo v.v… là đặc điểm của nghề này. Bên cạnh đó, áp lực công việc cao cũng đòi hỏi năng lực tư duy, sáng tạo.

49% bản tin tuyển dụng hiện nay ở Việt Nam dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực marketing. Đây là nghề có nhu cầu nhân lực rất lớn vì nền kinh tế càng phát triển, người ta càng cần đến marketing. Có tới 30% vị trí quản lý doanh nghiệp cấp cao được nắm giữ bởi những người từng ở các vị trí khác nhau thuộc marketing. Cơ hội thăng tiến ở nghề này là rất cao.

Phẩm chất và kỹ năng cần thiết

  • Tính kiên trì

  • Sự tự tin, dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro

  • Sự năng động, linh hoạt và sáng tạo

  • Khả năng giao tiếp, chuyển giao thông tin cũng như tình cảm và sự nhiệt thành

  • Những kỹ năng cần có: Kỹ năng quản lý, kỹ năng lắng nghe hiệu quả, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng xử lý thông tin hiệu quả.

Một số địa chỉ đào tạo

Marketing hiện nay là ngành học phổ biến trong hầu hết các trường đại học, cao đẳng kinh tế trong cả nước với các khoá đào tạo cả ngắn và dài hạn. Bởi vậy, cũng như ngành Quản trị kinh doanh, bạn có thể dễ dàng tìm được địa chỉ đào tạo phù hợp.

Pin It

Để lại bình luận

Your email address will not be published.

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*